Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nhà thầu dự án giao thông ngóng vốn

Tình trạng thiếu vốn xuất hiện ngay tại các công trình, dự án trọng điểm ngành giao thông - vận tải. Ảnh: Đức Thanh
Vấn nạn nợ đọng xây dựng cơ bản đã hiển hiện trước mắt các nhà thầu xây dựng giao thông - vận tải (GTVT).
 
Từ giữa tuần qua, kế hoạch phân khai 800 tỷ đồng vốn ngân sách bổ sung cho một số dự án hạ tầng giao thông từ nay đến hết ngày 31/12/2010 do Chính phủ ban hành là một trong những văn bản được các nhà thầu trong ngành GTVT “săn lùng” nhiều nhất.

Việc các nhà thầu cố dò xem số vốn bổ sung ít ỏi này sẽ được Chính phủ “rót” cho những dự án nào, với khối lượng bao nhiêu, đã khiến không ít người ngạc nhiên. Rõ ràng là, với việc trong vòng 3 năm qua, mỗi năm Bộ GTVT đều “tiêu” ít nhất 25.000 tỷ đồng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách, thì 800 tỷ đồng bổ sung thêm quả là một con số không mấy ấn tượng. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn tới hiện tượng khó hiểu này?

Theo lý giải của ông Nguyễn Hoằng, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch đầu tư (Bộ GTVT), tính đến giữa quý III/2010, hầu hết các dự án hạ tầng giao thông đã giải ngân hết kế hoạch vốn của năm 2010. Từ 2 - 3 tháng nay, tài khoản tại hệ thống kho bạc nhà nước của nhiều chủ đầu tư đã trống trơn, trong khi tổng giá trị các khối lượng đã nghiệm thu, lên phiếu mà nhà thầu gửi về đã lên đến cả ngàn tỷ đồng.

Tại Dự án nâng cấp Quốc lộ 279 đoạn Bắc Kạn - Tuyên Quang do Ban quản lý Dự án 6 làm đại diện chủ đầu tư, vốn dành cho công tác giải phóng mặt bằng cũng như xây lắp đều đang thiếu trầm trọng. Theo lãnh đạo Ban quản lý Dự án 6, phần vốn phục vụ giải phóng mặt bằng tại Tuyên Quang mới cấp được 70 tỷ đồng trên tổng số 114 tỷ đồng nhu cầu. Đối với hợp phần xây lắp, dù từ đầu năm, các nhà thầu đã thực hiện được khoảng 130 tỷ đồng, nhưng cho tới nay, vốn mới cấp được 105 tỷ đồng.

Một dự án khác cũng đang gặp phải cảnh thiếu vốn nghiêm trọng là Dự án Quốc lộ 32 đoạn Vách Kim - Bình Lư. Dù là dự án cấp bách, theo chỉ đạo của Bộ GTVT, phải hoàn thành trong tháng 10/2010 và sẽ được ưu tiên bố trí vốn, nhưng cho tới nay, Dự án vẫn không có đủ tiền cho nhà thầu thi công. Tổng vốn đầu tư Dự án khoảng 409 tỷ đồng, nhưng hiện còn thiếu khoảng 160 tỷ đồng. Số tiền thiếu này còn chưa tính đến việc phải bù giá và một khối lượng rất lớn khác các nhà thầu đã thi công xong, nhưng chưa thanh toán.

Ông Nguyễn Ngọc Long, Chánh văn phòng Ban chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án trọng điểm GTVT cho biết, tình trạng thiếu vốn xuất hiện ngay tại các công trình, dự án trọng điểm ngành GTVT - khu vực vốn luôn được ưu tiên bố trí kinh phí. Báo cáo cho thấy, 6/17 dự án trọng điểm đang đối mặt với nguy cơ trễ tiến độ do thiếu vốn. Trong đó, đáng lo ngại là Dự án xây dựng đường sắt Yên Viên - Phả Lại - Cái Lân, Dự án xây dựng đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên hiện không còn vốn để chi trả cho công tác đền bù, giải phóng mặt bằng. Riêng tại Dự án xây dựng đường Hồ Chí Minh giai đoạn 2, một số dự án thành phần đã có kết quả đấu thầu xây lắp, nhưng chủ đầu tư chưa thể ký hợp đồng do thiếu tiền tạm ứng chuyển cho nhà thầu.

Được biết, vào cuối tháng 9/2010, Bộ GTVT đã có văn bản trình Thủ tướng Chính phủ cho ứng trước kế hoạch năm 2011 khoảng 5.000 tỷ đồng vốn trái phiếu Chính phủ và ngân sách; bổ sung 1.000 tỷ đồng vốn đối ứng cho các dự án ODA. Đây là số vốn cần thiết để đảm bảo tiến độ triển khai 78 dự án hạ tầng giao thông do Bộ GTVT quản lý. Vì vậy, lãnh đạo một ban quản lý dự án trong ngành GTVT cho biết, việc chỉ có thể bố trí thêm vỏn vẹn 800 tỷ đồng thực sự đã gây sốc cho cả chủ đầu tư lẫn các nhà thầu trong ngành.

Bộ GTVT lo ngại việc công khai bản kế hoạch này có thể dẫn đến nguy cơ nhà thầu ngừng thi công, nếu biết dự án không được bố trí thêm vốn. Dự báo, tình hình thiếu vốn cho các dự án giao thông trong năm 2011 sẽ còn gay gắt hơn. Bộ GTVT hiện chưa thể xác định nguồn cho 230 dự án dự kiến triển khai từ năm 2011 và những năm tiếp theo, với số vốn lên tới 100.000 tỷ đồng. Trong số các dự án bị thiếu vốn, có tới 77 dự án đã có quyết định phê duyệt dự án, với số vốn là 34.028 tỷ đồng.

Như vậy, cùng với vấn nạn thiếu mặt bằng để thi công, cảnh chủ đầu tư nợ đọng khối lượng thanh toán của nhà thầu, công trình thi công dang dở do thiếu vốn hoàn toàn có thể tái diễn như đã từng xảy ra cách đây 4 - 5 năm.

(Theo Báo đầu tư)

  • Ông Nguyễn Thanh Nghị: “Đề án đặc khu sẽ là bước ngoặt cho Phú Quốc”
  • Xuất ngoại tìm vốn cho dự án cao tốc
  • Siêu dự án lọc dầu 27 tỷ USD: Thủ tướng đã đồng ý
  • Hơn nửa dự án BT tại Hà Nội chưa có nhà đầu tư
  • Chuyên gia: Nên đầu tư "xe buýt nhanh" trước khi có metro
  • 33 dự án nhà cao tầng trong nội đô Hà Nội được triển khai ngay
  • Archi Land ra mắt chuỗi dự án bất động sản nghỉ dưỡng
  • Đẩy nhanh tiến độ xây dựng dự án Vinpearl Đà Nẵng
  • “Cởi trói” 33 dự án cao tầng trong nội thành
  • Ký kết gói thầu trị giá 15 triệu USD cho dự án Tê Giác Trắng
  • Dự án cáp ngầm 110kV xuyên biển Hà Tiên - Phú Quốc
  • Hà Nội: Dành 600 ha đất ngoại thành để di dời các bệnh viện
  • Quảng Ninh: Hơn 100 dự án nước ngoài còn hiệu lực
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!