Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nhiều dự án lớn định hình

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Ngoài 3 tập đoàn Itochu, MOL và NYK, hiện còn rất nhiều nhà đầu tư Nhật Bản khác cũng có ý định tìm cơ hội đầu tư tại Việt Nam.
 
Một lãnh đạo cấp cao của Tập đoàn Itochu (Nhật Bản) trong chuyến thăm Việt Nam vào đầu tuần qua không giấu mối quan tâm đặc biệt của Tập đoàn đối với thị trường Việt Nam. Theo thông tin từ vị này, Itochu đang theo đuổi 4 dự án tại Việt Nam. Trong đó, có hai dự án đã "lên khuôn": đó là cùng Vinalines (Việt Nam), MOL và NYK (Nhật Bản) thành lập liên doanh để triển khai Dự án Cảng Lạch Huyện (Hải Phòng) và cùng Phú Thái, Family Mart xây dựng chuỗi cửa hàng tiện ích tại Việt Nam.

Kế hoạch đối với hai dự án trên cũng đã được vạch ra khá cụ thể. Nếu được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, hy vọng đầu tháng 9 này, Itochu sẽ cùng các đối tác hoàn thành các điều khoản liên doanh, sau đó đánh giá lại dự án, điều chỉnh thiết kế để Dự án Cảng Lạch Huyện có thể tiếp nhận ngay tàu trọng tải 8-10 vạn tấn (chứ không chỉ là 5 vạn tấn như đã phê duyệt trước đây).

Trong khi đó, với Dự án chuỗi cửa hàng tiện ích, theo thông tin từ Itochu, tháng 5 vừa rồi, Itochu và Phú Thái, Family Mart đã trình hồ sơ cấp chứng nhận đầu tư lên UBND TP.HCM. "Việc xây dựng chuỗi cửa hàng này sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho Việt Nam, vừa góp phần hiện đại hóa hệ thống phân phối, vừa đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm", vị lãnh đạo cấp cao của Itochu khẳng định.

Hai dự án khác mà Itochu quan tâm là Dự án Hóa dầu Long Sơn và Dự án Đường sắt từ Hà Nội đi Sân bay Nội Bài.

Với vốn đầu tư 3,7 tỷ USD, Dự án Hóa dầu Long Sơn do Siam Cement Group (Thái Lan), Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Tập đoàn Hóa chất Việt Nam đầu tư từ năm 2008 và đang gặp vướng mắc trong giải phóng mặt bằng. Cuối năm ngoái, Siam (chiếm tới 71% vốn đầu tư cho Dự án) đã ký một hiệp định với Qatar Petroleum International (Qatar) để góp vốn tiếp vào dự án này. Hiện Siam tiếp tục tìm kiếm thêm đối tác cùng tham gia Dự án và Itochu có thể là nhà đầu tư tiếp theo.

"Chúng tôi đã đạt được các thỏa thuận sơ bộ với các thành viên của liên doanh. Dự kiến, cuối tháng 10 tới, sẽ hoàn tất các điều khoản để chuẩn bị cho việc thay đổi thành viên của liên doanh", đại diện Itochu cho biết.

Trong khi đó, với Dự án đường sắt từ Hà Nội đi Sân bay Nội Bài, các đề xuất chính thức đã được gửi tới Bộ Kế hoạch và Đầu tư và bộ này cũng đã có công văn gửi Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) xem xét tính khả thi của Dự án. Nhiều khả năng, đến cuối năm nay, JICA mới có câu trả lời đối với dự án này.

Còn với Dự án Cảng Lạch Huyện, theo thông tin từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thông thường, nếu triển khai theo mô hình hợp tác công - tư (PPP), sẽ phải đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư. Tuy nhiên, đối với dự án quan trọng này, sẽ có những "đặc cách".

Như vậy, khi các điều khoản liên doanh được thông qua, sẽ có thêm 3 tập đoàn của Nhật Bản đầu tư tại Việt Nam

Đáng chú ý, không chỉ 3 tập đoàn này, mà 7 tên tuổi lớn khác của Nhật Bản, bao gồm các tập đoàn Điện lực Tokyo, Điện lực Chubu, Điện lực Kansai, Toshiba, Hitachi, Mitsubishi và Tập đoàn Năng lượng nguyên tử Nhật Bản, cũng dự định hợp tác để cùng tiến vào thị trường Việt Nam. Và lĩnh vực mà họ quan tâm chính là năng lượng hạt nhân.

Theo kế hoạch, tháng 10 tới, 7 tập đoàn hàng đầu Nhật Bản này sẽ cùng thành lập Công ty Phát triển năng lượng hạt nhân quốc tế. Công ty này sẽ đóng vai trò đầu mối và sẵn sàng đáp ứng tất cả các nhu cầu của Việt Nam liên quan đến xây dựng, phát triển điện hạt nhân. Không giấu tham vọng, các tập đoàn mong muốn được xây dựng nhà máy điện hạt nhân thứ hai của Việt Nam, dự kiến đặt tại Ninh Thuận.

Đây là một trong những kế hoạch nằm trong gói hỗ trợ của Nhật Bản nhằm giúp Việt Nam phát triển năng lượng hạt nhân, mà trong chuyến thăm Việt Nam vào tuần trước, Bộ trưởng Bộ Kinh tế - Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI), ông Masayuki Naoshima đã nhắc tới. Theo vị bộ trưởng này, đây là một gói hỗ trợ toàn diện, bởi nó sẽ bao gồm các hỗ trợ về tài chính, đào tạo nguồn nhân lực, cung cấp nhiên liệu, cũng như bảo dưỡng các nhà máy điện hạt nhân…

Đáng mừng là, cùng với các nhà đầu tư lớn nêu trên, hiện có rất nhiều nhà đầu tư Nhật Bản tìm đến Việt Nam. Theo thông tin từ ông Hiroyuki Moribe, Trưởng Văn phòng đại diện Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) tại Hà Nội, gần đây, có khá nhiều doanh nghiệp Nhật Bản đến xin tư vấn đầu tư vào Việt Nam. Hiện Trung tâm Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa của JETRO Hà Nội đang chuẩn bị đón 3 nhà đầu tư trong lĩnh vực sản xuất đến đầu tư tại Việt Nam

(Theo Nguyên Đức // Báo đầu tư)

  • Ông Nguyễn Thanh Nghị: “Đề án đặc khu sẽ là bước ngoặt cho Phú Quốc”
  • Xuất ngoại tìm vốn cho dự án cao tốc
  • Siêu dự án lọc dầu 27 tỷ USD: Thủ tướng đã đồng ý
  • Hơn nửa dự án BT tại Hà Nội chưa có nhà đầu tư
  • Chuyên gia: Nên đầu tư "xe buýt nhanh" trước khi có metro
  • Xây khu phức hợp 2 tỉ đô la Mỹ ở Long An
  • Đẩy nhanh tiến độ thi công Nhà máy bột giấy Phương Nam
  • 4,5 tỷ USD đầu tư dự án khu du lịch Mũi Dinh
  • LGL: Được chấp thuận làm Chủ đầu tư Dự án Chung cư Thành Thái
  • Đầu tư 295 tỉ USD cho hạ tầng ASEAN
  • Dự án Khu đô thị sinh thái Quan Nam - Thủy Tú
  • Hà Nội: Đầu tư 596 tỷ đồng xây khu tái định cư Đền Lừ III
  • Dự án đường bộ cao tốc đoạn Nghi Sơn - Bãi Vọt
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!