Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Ai 'lợi' nhất từ tin đồn thâu tóm các ngân hàng?

Thời gian vừa quan, các tin đồn thâu tóm, sáp nhập ngân hàng liên tục rộ lên. Có những tin đồn là sự thật như vụ sáp nhập 3 ngân hàng Ficombank, TinNghiaBank và SCB, có những tin đồn vẫn chưa có hồi kết như Eximbank thâu tóm Sacombank và có những đồn thổi sau đó nhanh chóng bị bác bỏ từ nhiều phía như SHB và Habubank vừa qua.

Vậy, ai đã tung ra những tin đồn này và động cơ đằng sau những thông tin đó là gì, những nhóm cổ đông, cá nhân nào gặt được nhiều lợi nhuận nhất khi tung ra những tin đồn?

Hồi cuối tuần trước, khi vụ việc Eximbank sẽ thâu tóm Sacombank còn chưa nguội và chưa có hồi kết thì thị trường tài chính lại tiếp tục rúng động với tin đồn Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) sẽ mua lại toàn bộ Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội (Habubank). Và Ngân hàng Nhà nước đã nhất trí về chủ trương này, với tỷ lệ chuyển đổi dự kiến là 1,34 cổ phiếu HBB bằng 1 cổ phiếu SHB. Hiện, hai ngân hàng đã ký xong biên bản thỏa thuận về việc Habubank sáp nhập vào SHB và đang đàm phán kỹ thuật để đánh giá lại toàn bộ giá trị Habubank.

Ngay sau khi xuất hiện thông tin này, Habubank lập tức có thông cáo báo chí khẳng định, thông tin Habubank bị mua lại là không có cơ sở. Phía Công ty chứng khoán Vietcombank, đơn vị được cho là tư vấn của thương vụ này cũng từ chối bình luận bất kỳ thông tin nào liên quan đến vụ việc.

Trong khi đó, trong thông cáo của SHB, thông tin được đưa ra lại không bác bỏ thẳng thừng việc mua lại Habubank. SHB chỉ cho biết, ngân hàng này đang có kế hoạch tìm kiếm và sáp nhập với một vài ngân hàng. “Tuy nhiên, việc tham gia thực hiện nhận sáp nhập của các ngân hàng thương mại, trong đó, có SHB phải được sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan chức năng liên quan theo qui định của pháp luật”, trích thông cáo của SHB.

 
Những tin đồn mua bán, sáp nhập ngân hàng trên, dù đúng hay dù thất thiệt, cũng có những động cơ nhất định và gây ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường tài chính


Thông báo của Ngân hàng Nhà nước phát đi chiều 13/3 khẳng định, hiện tại, Ngân hàng Nhà nước chưa nhận được báo cáo và đề nghị của SHB và HBB về việc mua lại, hợp nhất hay sáp nhập. Vì vậy, thông tin trên một số phương tiện thông tin truyền thông cho rằng Ngân hàng Nhà nước đã chấp thuận cho SHB mua lại HBB là không chính xác.

Như vậy, có thể thấy cả 3 phía SHB, HBB và Ngân hàng Nhà nước đang “tung hỏa mù” ra thị trường. HBB phủ nhận thông tin bị mua lại, nhưng lại để ngỏ khả năng chào đón cơ hội được hợp tác với các nhà đầu tư tham gia xây dựng và phát triển ngân hàng. Phía SHB không đề cập thẳng đến việc mua lại hay sáp nhập với HBB, nhưng cho biết, “đang trong quá trình tìm kiếm một vài đối tác để nhận sáp nhập vào SHB”. Như vậy, hiện chỉ có thể chắc chắn thông tin SHB hoàn thành thủ tục mua lại HBB là không chính xác, nhưng khả năng 2 ngân hàng này có ý định mua bán sáp nhập hay không thì chỉ người trong cuộc mới biết.

Vụ việc Eximbank thâu tóm Sacombank ồn ào nhiều tháng qua, dù Eximbank công bố đại diện cho đa số cổ phần biểu quyết của Sacombank nhưng cuộc đua giành quyền kiểm soát ngân hàng này vẫn chưa đến hồi ngã ngũ. Trước thềm ĐHCĐ Sacombank 2012, cổ đông lớn Eximbank đã gửi văn bản lên ban điều hành Sacombank. Trong thông báo của mình, Eximbank cho biết họ đã có ủy quyền bằng văn bản đại diện cho nhóm cổ đông đa số (trên 51% cổ phần biểu quyết), yêu cầu bầu lại toàn bộ ban lãnh đạo của Sacombank.

Đáp lại động thái này, Chủ tịch Đặng Văn Thành của Sacombank cho rằng Eximbank tham gia HĐQT Sacombank là bình thường, tương tự như ANZ trước đây. Theo ông Thành, điều này sẽ không ảnh hưởng đến quyền lợi cạnh tranh giữa hai ngân hàng. Ông Thành cũng lên tiếng khẳng định "chưa có tiền lệ yêu cầu miễn nhiệm HĐQT ngân hàng", và đòi hỏi của Eximbank đã vi phạm luật tổ chức tín dụng. Thậm chí, Eximbank có thật đang đại diện cho 51% cổ phần biểu quyết của Sacombank hay không thì còn phải chờ chốt danh sách cổ đông.

Sacombank thực sự đang nằm trong tay nhóm cổ đông nào và ban lãnh đạo của ngân hàng này sau ĐHCĐ là ai là những câu hỏi mà thị trường chờ đợi trong kỳ đại hội dự kiến diễn ra vào tháng 4 tới.

Tuy nhiên, những tin đồn mua bán, sáp nhập ngân hàng trên, dù đúng hay dù thất thiệt, cũng có những động cơ nhất định và gây ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường tài chính.

Theo Tiến sĩ Lê Thẩm Dương, Trưởng khoa Quản trị kinh doanh, Đại học Ngân hàng TP HCM, trong nền kinh tế thị trường thì việc mua bán sáp nhập doanh nghiệp là chuyện bình thường, vì vậy những tin đồn xung quanh việc này cũng diễn ra thường xuyên, không ngoại trừ 1 doanh nghiệp nào, kể cả các tổ chức tín dụng, vốn liên quan mật thiết đến nền kinh tế.

Tuy nhiên, với một doanh nghiệp đại chúng niêm yết trên thị trường chứng khoán, tin đồn ảnh hưởng rất lớn tới giá cổ phiếu của doanh nghiệp, từ đó ảnh hưởng chung tới thị trường chứng khoán, quyền lợi của các nhà đầu tư, nhất là với những cổ phiếu có lượng cung lớn trên thị trường, trong đó có cổ phiếu của các ngân hàng.

Hiện cũng có nguồn tin cho rằng, các vụ mua bán ngân hàng trên là có thật và về cơ bản đã hoàn thành 90%, nhưng chưa công bố chính thức, và ai đứng đằng sau các vụ này thì vẫn được giữ kín, hoặc có thể sẽ không được tiết lộ.

 

Diễn biến của cổ phiếu HBB của Habubank sau tin đồn bị sáp nhập mới đây cho thấy rõ điều đó. Cổ phiếu này trước đó liên tục tăng, thậm chí nhiều phiên tăng trần, từ mức giá 4.000 đồng ngày 9/1 lên mức gần gấp đôi, 7.400 đồng ngày 8/3. Sau khi có tin đồn bị SHB mua lại, HBB nhanh chóng quay đầu giảm điểm, thậm chí phiên 12/3 và hôm nay giảm sàn, khiến sàn Hà Nội giảm điểm theo, HNX-Index mất mốc 70 điểm phiên hôm nay. Những cổ phiếu có lượng cung lớn trên thị trường như HBB thì khả năng đẩy thị trường lên hay kéo lùi thị trường xuống là rất lớn, theo đó ảnh hưởng chung đến thị trường và các nhà đầu tư còn lại.

“Các thương vụ thâu tóm ồn ào thường chỉ là tin đồn không chính xác, nhưng lại là địa hạt màu mỡ cho hoạt động đầu cơ. Một loạt tin đồn đình đám về thâu tóm doanh nghiệp các năm trước đã cho thấy thực tế này, như Nhựa Đà Nẵng sáp nhập hụt vào Nhựa Bình Minh, Dược phẩm Viễn Đông thâu tóm hụt Dược phẩm Hà Tây”, tiến sĩ Dương nói.

Với vụ việc Eximbank thâu tóm Sacombank, có thể thấy ngay được tác động của cuộc đua giành quyền kiểm soát Sacombank lên giá cổ phiếu STB. Kể từ mức đáy 11.600 đồng, đến hôm nay (14/3), thị giá STB đã lên 22.300 đồng, không còn dư bán giá trần, một mức tăng mà các cổ phiếu bluechip khác cũng phải mơ ước.

Theo ông Dương, có nhiều đối tượng kiếm được lợi từ phi vụ này. Những nhà đầu tư “đu ăn theo” cổ phiếu STB thời gian qua cũng là một thành phần kiếm được lợi, song số này không đáng kể. Cái người đứng sau phi vụ này mới là “ăn quả đậm”.

Còn lãnh đạo một công ty chứng khoán lại phán đoán, được lợi nhiều nhất trong phi vụ Eximbank mua lại Sacombank là một nhóm cổ đông. Nếu đạt được mục tiêu, nhóm cổ đông lớn sẽ chuyển hóa một phần cổ phiếu thành tiền để giải quyết vấn đề tài chính cá nhân. Nếu không sớm đạt được mục đích, liên minh có thể sẽ tự tan rã trước áp lực về chi phí vốn và lãi vay của khoản tiền khổng lồ dùng để thâu mua cổ phiếu STB thời gian qua. “Chỉ tội nghiệp cho nhóm nhà đầu tư cừu non nhỏ lẻ, không ai bảo vệ quyền lợi của họ”, vị này nói.

Theo chuyên gia tài chính cấp cao Lê Trọng Nhi, những tin đồn liên quan đến mua bán, sáp nhập giữa các ngân hàng không chỉ gây ảnh hưởng lớn tới thị trường chứng khoán, mà còn liên quan tới đến hệ thống tiền tệ và an ninh kinh tế. Đã từng có ngân hàng sau tin đồn bị mua lại, nhiều khách hàng kéo đến đòi rút tiền gửi. Trường hợp các ngân hàng trên không chỉ là những doanh nghiệp niêm yết có hàng chục nghìn cổ đông, mà là các ngân hàng có quy mô hàng triệu khách hàng, mọi hoạt động đều liên quan đến hệ thống tiền tệ và an ninh kinh tế. Sự liên kết, thâu tóm, hợp nhất ngân hàng không đơn giản là thay tên, đổi chủ về cổ phần dựa trên hành lang pháp lý hiện có, mà sự chuyển giao (nếu có) phải dựa trên sự tự giác, giúp ngân hàng hoạt động bình thường, thanh khoản của cả hệ thống thông suốt.

Tiến sĩ Nhi cũng khuyến cáo, các doanh nghiệp muốn “vững như kiềng ba chân” trước tin đồn bị mua lại, sáp nhập, thì chủ tịch HĐQT phải nắm giữ ít nhất 30% cổ phần doanh nghiệp, còn lại là ủy quyền cho người thân, bạn bè, các thành viên HĐQT nắm giữ ít nhất trên dưới 20%. Còn về phía các nhà đầu tư, làm thế nào để nhận biết được đâu là tin đồn thì không phải dễ. “Vì vậy, thị trường chứng khoán cần phải tái cấu trúc lại. Khi nào chưa tái cấu trúc, khi đó thị trường còn là cơ hội màu mỡ cho các đối tượng tung chiêu để kiếm lời, và các nhà đầu tư nhỏ lẻ còn gánh nhiều thiệt thòi”, ông Nhi nói.

Theo Báo Đất việt

  • VPBank, câu chuyện từ chuyển đổi
  • Thống đốc: Có hiện tượng tín dụng tăng ảo cuối 2011
  • SHB mua lại Habubank?
  • Tái cơ cấu ngân hàng: Vừa huýt sáo vừa… run
  • Ngân hàng nhóm 4: Cơ may trong cuộc chơi mới
  • Ngân hàng nhóm 4: Cơ may trong cuộc chơi mới
  • Nhà băng khắt khe: Ưu tiên vẫn khó vay vốn
  • Nhà băng khắt khe: Ưu tiên vẫn khó vay vốn
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!