Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

VPBank, câu chuyện từ chuyển đổi

picture
Nói một cách công bằng, VPBank đã mạnh hơn khi đến với khách hàng bằng sự đổi mới có chiều sâu.

Hồi tháng 8 năm ngoái, Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) tổ chức lễ kỷ niệm 18 năm ngày thành lập. Là bình thường khi đây là một hoạt động nội bộ của doanh nghiệp, nhưng lại thu hút sự chú ý của thị trường bởi diễn ra khá “rình rang”.

Hàng chục hoạt động lớn nhỏ đã diễn ra trong lần đầu tiên VPBank tổ chức một lễ sinh nhật quy mô đến như vậy, trải rộng khắp hệ thống trên toàn quốc. Và… chi phí có đến hàng tỷ đồng.

Sự kiện đó được chú ý còn bởi hoạt động ngân hàng nói chung vừa và đang trải qua thời kỳ khó khăn, các sự kiện đối nội và đối ngoại đều được cân nhắc đến chi li…

Nhưng theo giải thích của ông Nguyễn Hưng, Tổng giám đốc VPBank, đó không phải là một lễ mừng sinh nhật đơn thuần, mà đánh dấu một năm khởi đầu kế hoạch chuyển đổi toàn diện.

“Mỗi cán bộ nhân viên đều ý thức rõ tính chất của thời điểm và ý nghĩa sự kiện. Chúng tôi muốn thổi bùng lên một tinh thần mới, đoàn kết đổi mới, bởi kế hoạch chuyển đổi đó được xem là sống còn”, ông Hưng nói.

17 năm sau ngày đi vào hoạt động, VPBank đã đứng trước yêu cầu phải đổi mới, từ tên gọi cho đến hình ảnh, từ chiến lược kinh doanh cho đến mỗi sản phẩm cụ thể ra thị trường. Hay rất đơn giản như trong ý niệm của bà Hoàng Thanh Hiếu, một cán bộ VPBank Hà Nội, là: “Chúng tôi muốn tự tin và mạnh hơn trong cạnh tranh, thân thiện và hiện đại hơn trong phục vụ”.

Với công chúng, điểm nhận biết đầu tiên của kế hoạch chuyển đổi là một VPBank trẻ trung, năng động hơn ở hệ thống nhận diện thương hiệu. Và nay là một mô hình điểm giao dịch theo phong cách “mở” đã được nhân rộng, nơi mà ngân hàng này đặt tiêu chí “như những khách sạn 5 sao” và làm sao để khách hàng thoải mái như ở nhà mình…

Theo chuyên gia tư vấn cho mô hình điểm giao dịch này, quá trình chuyển đổi của VPBank là đặt khách hàng ở vị trí trung tâm để hướng tới, để điều chỉnh từ hình thức tiếp cận cho đến sự hài lòng ở mỗi tiện ích, quyền lợi trong sản phẩm dịch vụ.

Đó cũng là lý do để ngân hàng này liên tục cơ cấu lại các gói sản phẩm, mang tính chuyên biệt cho các nhu cầu, đặc điểm của mỗi nhóm khách hàng để cạnh tranh, bên cạnh chiến lược đổi mới hệ thống nhận diện thương hiệu và mở rộng mô hình điểm giao dịch. Điển hình như gói VP Super, “Tài khoản thông minh”, “Tiết kiệm tích lộc”, “Tiết kiệm Online”… đưa ra thời gian gần đây, đặc biệt là gói VP Business với giải pháp tài chính tối ưu cho doanh nghiệp.

Nói một cách công bằng, VPBank đã mạnh hơn khi đến với khách hàng bằng sự đổi mới có chiều sâu. Và trong kế hoạch đó, lần đầu tiên ngân hàng này chủ động tạo sự gắn kết cụ thể bằng các hội nghị khách hàng liên tục được tổ chức tại các địa bàn trọng điểm trong thời gian qua.

Tổng giám đốc VPBank cho rằng, sự chủ động đó không chỉ để tiếp cận và tri ân, hay tư vấn và giới thiệu, mà còn để soi mình và điều chỉnh mình.

Tất nhiên, để triển khai và thúc đẩy cho kế hoạch chuyển đổi, VPBank cần có một nguồn lực tài chính đủ mạnh. Bởi sự chuyển đổi không chỉ mang tính thời điểm, mà mang tính liên tục và lâu dài, toàn diện ở các nghiệp vụ hoạt động và trải rộng trên toàn hệ thống.

Là một thành viên trong nhóm 12 ngân hàng thương mại hàng đầu hệ thống (G12) theo xác định của Ngân hàng Nhà nước, năng lực của VPBank đã được khẳng định. Cuối năm 2011, quy mô vốn điều lệ cũng đã được tăng mạnh từ 4.433 tỷ đồng lên 5.050 tỷ đồng; dự kiến sẽ tiếp tục nâng cao trong năm nay.

Nguồn lực gia tăng tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển mạng lưới, đầu tư cho cơ sở vật chất, công nghệ và nhân lực, đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ nhằm đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu của thị trường. Quy mô gần 200 chi nhánh, điểm giao dịch và hơn 3.500 cán bộ nhân viên trên toàn quốc hiện nay dự báo sẽ nhanh chóng được mở rộng.

Giải thưởng “Doanh nghiệp vì cộng đồng”; top 100 sản phẩm dịch vụ Tin&Dùng 2011 và 5 năm liên tiếp giành giải thưởng Thanh toán quốc tế do Citibank trao tặng; danh hiệu Thương hiệu mạnh Việt Nam vừa được trao mới đây... không chỉ là những giải thưởng hào nhoáng mà VPBank đã nhận được, cái đọng lại chính là những giá trị mà VPBank đã mang đến cho khách hàng.

“VPBank chuyển đổi để phục vụ tốt hơn, để có sự hài lòng hơn từ khách hàng. Khi lợi ích của chúng tôi được gia tăng thì chính ngân hàng cũng có thêm sự gắn kết bền vững, mở rộng thêm thị phần và hoạt động hiệu quả hơn. Cho nên sự chuyển đổi của họ chắc chắn sẽ nhận được sự ủng hộ và kết quả xứng đáng”, ông Nguyễn Hồng Long, Giám đốc Công ty Cổ phần Thiết bị Y tế Thành Công trao đổi bên lề hội nghị khách hàng của VPBank mới đây.

Điểm lại, sau gần hai năm chuyển đổi, VPBank đã bước đầu thành công cho một điểm đến mới: mạnh và hiệu quả hơn, tự tin và gần gũi hơn trên thị trường. Những kết quả của bước đầu chuyển đổi đó là cơ sở để ngân hàng này tiếp tục tiến tới cụ thể hóa tham vọng trở thành một trong 5 ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam vào năm 2015.

(Theo Vneconomy)

  • Thống đốc: Có hiện tượng tín dụng tăng ảo cuối 2011
  • SHB mua lại Habubank?
  • Tái cơ cấu ngân hàng: Vừa huýt sáo vừa… run
  • Ngân hàng nhóm 4: Cơ may trong cuộc chơi mới
  • Ngân hàng nhóm 4: Cơ may trong cuộc chơi mới
  • Nhà băng khắt khe: Ưu tiên vẫn khó vay vốn
  • Nhà băng khắt khe: Ưu tiên vẫn khó vay vốn
  • Chấm điểm” ngân hàng nhìn từ phân nhóm tín dụng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!