Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Bất ngờ với lợi nhuận của đại gia ngân hàng

Nhà băng số một của khối cổ phần chỉ tăng trưởng 9% về lợi nhuận trong năm 2010. Trong khi đó, Vietinbank lại có bước nhảy vọt với mức tăng tới 48% của lãi trước thuế.

Những năm trước đây, ACB – ngân hàng cổ phần số một Việt Nam, luôn có tốc độ tăng trưởng lợi nhuận rất ấn tượng. Tuy nhiên, kết thúc năm 2010, lãi trước thuế của ACB đạt khoảng 3.100 tỷ đồng, chỉ tăng 9% so với 2009 – tốc độ tăng trưởng đứng ở vị trí bét bảng ở khối cổ phần.

Trao đổi với phóng viên ông Lý Xuân Hải – Tổng giám đốc ACB cho biết, lợi nhuận trong năm 2010 không tăng mạnh bởi nguồn thu từ tín dụng giảm. “Lãi suất trên thị trường có nhiều lúc tăng rất cao nhưng chúng tôi vẫn giữ lãi vay ổn định ở mức thấp nhất cho các khách hàng trung thành. Điều này khiến cho lợi nhuận bị ảnh hưởng, nhưng ACB giữ quan điểm đi với doanh nghiệp đường dài nên chấp nhận lãi ít hơn trong giai đoạn khó khăn để hỗ trợ họ”, ông này cho biết.

Vị tổng giám đốc ACB cũng tiết lộ thêm, ngay từ đầu năm, nhà băng này đã xác định 2010 là năm khó khăn nên khó kỳ vọng lợi nhuận tăng mạnh. Ông này nói: “Chúng tôi thấy mức lợi nhuận 3.100 tỷ đồng là chấp nhận được”.

Bình luận về tốc độ tăng trưởng lợi nhuận xếp hạng bét trong khối cổ phần của ACB, tổng giám đốc một nhà băng tại Hà Nội đưa ra 2 nguyên nhân. Thứ nhất, năm 2010, một nguồn thu lớn của ACB từ sàn vàng đã không còn. Thứ hai, trong năm này, một thời gian dài lãi suất liên ngân hàng ở mức thấp hơn cả huy động từ dân cư. Điều này ảnh hưởng mạnh đến nguồn thu của ACB vì nhà băng này có nguồn huy động dân cư lớn và thường cho vay nhiều trên thị trường liên ngân hàng.

Trong khi lợi nhuận của ACB chỉ tăng trưởng 9% so với năm 2009, tốc độ của hầu hết các nhà băng cổ phần khác đều ở mức trên 20%. Vietcombank là 5.425 tỷ đồng, tăng 21% so với 2009; Techcombank đạt 2.750 tỷ, tăng 21%; Sacombank đạt 2.426 tỷ tăng hơn 27%; Habubank 613 tỷ đồng, tăng 21,4%...

Trên thực tế, nhiều nhà băng cổ phần đã phải điều chỉnh lại tốc độ tăng trưởng lợi nhuận năm 2010 vì tình hình thị trường không thuận lợi, mà Techcombank là một ví dụ. Trước đó, ngân hàng này đặt mục tiêu lãi trước thuế gần 3.500 tỷ đồng.

Bên cạnh nhóm ngân hàng có tăng trưởng lợi nhuận ở mức trung bình, một vài nhà băng có tỷ lệ tăng tới 50%. Trong số này, Vietinbank – một trong 4 ngân hàng lớn nhất Việt Nam, được coi là một hiện tượng khi có lãi trước thuế là 4.378 tỷ đồng tăng 48% so với năm 2009. Trước đó, nhà băng này ít khi có mức tăng trưởng đột biến về lợi nhuận.

Ông Phạm Huy Hùng, Chủ tịch Hội đồng quản trị của Vietinbank cho biết, 2010 là một năm mà nhà băng này làm bằng 10 năm trước đó cộng lại. Lợi nhuận tăng trưởng mạnh có nguyên nhân quan trọng từ tăng trưởng tổng tài sản tới 53% và nguồn thu từ tín dụng có kết quả khả quan, với tỷ lệ nợ xấu chỉ ở mức 0,66%.

Bên cạnh đại gia Vietinbank, một vài nhà băng cổ phần cũng có tốc độ tăng trưởng lợi nhuận trên 50%: Ngân hàng Hàng hải với 1.518 tỷ đồng, tăng 51%; Eximbank là 2.378 tỷ đồng tăng 55%.

Ông Hoàng Trung Dũng – người phát ngôn của Ngân hàng Hàng hải cho biết, vài năm gần đây tốc độ tăng trưởng tổng tài sản của nhà băng này đều là 100%, điều này giúp lợi nhuận tăng trưởng với tỷ lệ cao. Tuy nhiên, ông Dũng cho biết thêm, quy mô của ngân hàng chưa lớn nên vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng tổng tài sản và lợi nhuận ở mức cao. Khi quy mô đã ở mức nhất định thì mức độ tăng sẽ chậm lại. Một lãnh đạo cấp cao của Eximbank cho biết, sau khi thực hiện nhiều thay đổi, nhà băng này đang tìm lại đà tăng trưởng mạnh của cả tổng tài sản lẫn lợi nhuận với chất lượng tín dụng tốt.

Trong số các nhà băng cổ phần cỡ vừa, VP Bank là tổ chức hiếm hoi có mức tăng trưởng lợi nhuận lên tới 100%, với lãi trước thuế năm 2010 là gần 700 tỷ đồng. Nguồn tin từ ngân hàng này cho biết, năm 2009, nhà băng này có nhiều trục trặc về nội bộ nên kết quả kinh doanh không tốt. Sau khi có cổ đông lớn mới (từ Techcombank chuyển sang), VPBank thực hiện nhiều thay đổi mạnh mẽ nên kết quả kinh doanh bắt đầu được cải thiện.

(VnExpress)

  • Không lo căng thẳng tiền mặt trong dịp Tết Tân Mão
  • Luôn đáp ứng đủ tiền mặt cho lưu thông
  • Bảo hiểm phi nhân thọ: Tạo áp lực cho chính mình
  • Vay tiền Bảo hiểm Xã hội: Lãi suất quá hạn là 150% mức đúng hạn
  • Giao dịch liên ngân hàng tuần 15-21/1: Lãi suất USD liên ngân hàng kỳ hạn 3 tháng tăng 1,05%
  • Thanh toán bằng thẻ gia tăng
  • Ngân hàng Trung Quốc lần đầu tiên thâu tóm ngân hàng Mỹ
  • Thêm 4 ngân hàng Mỹ tuyên bố phá sản
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!