Trong tuần đầu tiên của tháng 7/2012, đã có những thay đổi liên tiếp trong giới lãnh đạo ngân hàng khi nhiều CEO liên tục thay đổi “địa chỉ". Những diễn biến mới này cùng các thay đổi lãnh đạo của các ngân hàng trước đó cho thấy trong một giai đoạn đầy biến động của ngân hàng thì các CEO cũng phải đối mặt với nhiều thách thức và cơ hội mới.
Thay đổi cho mục tiêu tái cơ cấu
Việc thay đổi ceo gắn với sự kiện ầm ĩ trong lĩnh vực ngân hàng diễn ra ở Sacombank. Ngày 3/7, Sacombank bổ nhiệm ông Phan Huy Khang làm Tổng giám đốc. Thực tế, trước đó, tại ngân hàng này đã liên tiếp diễn ra những thay đổi trong nhân sự cao cấp. và việc ông Khang lên làm Tổng giám đốc có thể là bước cuối cùng cho một giai đoạn ổn định tạm thời ở ngân hàng này sau một một giai đoạn đầy biến động.
Sacombank trải qua một giai đoạn tái cơ cấu đầy cưỡng bức với sự thâm nhập của nhóm cổ đông bên ngoài. Và nhóm cổ đông này đã dần lộ diện khi rất nhiều các ông chủ, CEO … đến từ Ngân hàng Phương Nam dần lộ diện và nắm các chức vụ quan trọng. Ông Khang vốn là CEO của Ngân hàng Phương Nam.
Trong một lĩnh vực đòi hỏi cao và cạnh tranh ngày càng gay gắt thì áp lực dồn lên các ceo rất lớn, bên cạnh đó, các yếu tố khác về quan hệ sở hữu, thay đổi chiến lược cũng là yếu tố tác động đến việc đi và ở của các ceo. Có thể điểm qua những ngân hàng có nhiều biến động với số lần thay đổi ít nhất 2 – 3 trong thời gian qua như: An Bình, VIB, TienPhong Bank, LienvietPostBank…
Tái cơ cấu, đòi hỏi và cần thiết có những thay đổi lãnh đạo cao cấp. |
Và tần suất thay đổi lãnh đạo cao cấp ở các ngân hàng như đang dồn dập hơn khi trong nửa đầu năm nay, có quá nửa số ngân hàng thương mại đã thay đổi lãnh đạo cao cấp. Mọi thay đổi đều có lý do được nói đến nhiều nhất hiện nay là quá trình tái cơ cấu ngân hàng.
Nhiều chuyên gia chia sẻ, xu hướng thay đổi tổng giám đốc này là bình thường trong hoạt động phát triển ngành ngân hàng hiện nay. Sự xáo trộn này có thế gắn với việc, tái cơ cấy, thay đổi chủ sở hữu và làn sóng mua bán, sáp nhập (M&A) trong ngành ngân hàng. Thay đổi một số lãnh đạo, đặc biệt là những người có vị trí quan trọng như là chủ tịch hội đồng quản trị, tổng giám đốc cũng là một trong những động tác nằm trong tái cơ cấu cũng là kết quả tất yếu của tái cơ cấu.
Trường hợp của ông Nguyễn Hưng mới được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bổ nhiệm làm Tổng giám đốc TienphongBank vào này 4/7 là một ví dụ cụ thể. Trước đó ít ngày, Ngân hàng Nhà nước đã chấp thuận phương án tái cơ cấu của Tienphongbank. Tuy nhiên, trên thực tế, giai đoạn tái cơ cấu quan trọng nhất của ngân hàng này đã diễn ra khi có thêm những cổ đông mới tham gia ngân hàng, tăng vốn mạnh và định hướng chiến lược hoạt động mới. Và việc bổ nhiệm tổng giám đốc được xem là một bước đi quan trong lộ trình này.
Từ đây, có thể liên hệ đến sự thay đổi liên tục lãnh đọa tại ngân hàng SCB mới được hợp nhất từ 3 ngân hàng trước đó. Bỏ qua những yếu tố nội bộ, bên cạnh sự thay đổi trong sở hữu và tổ chức của một ngân hàng mới thì việc thay đổi lãnh đạo cũng có thể là một quá trình tìm kiếm người phù hợp gắn với quá trình tái cơ cấu ở đây.
CEO và những thử thách mới
Tái cấu trúc có rất nhiều việc phải làm nhưng một điều quan trọng được bắt đầu bằng việc “tái lập chính mình” ở cấp lãnh đạo cao nhất của doanh nghiệp. Điều này được nhìn nhận rõ từ các ngân hàng khi họ có những cuộc “cách mạng” về nhân sự để phục vụ cho tái cấu trúc. Bởi vì, con người không chỉ là một phần của tái cơ cấu và nó còn đảm bảo cho tái cơ cấu thành công.
Chính vì thế, ông chủ một ngân hàng lớn ở phía Bắc vừa thay tổng giám đốc nội địa lâu năm bằng một người nước ngoài cho biết, cách thức hiệu quả nhất để tiếp tục đẩy mạnh đà phát triển, là bên cạnh đội ngũ cán bộ quản lý trong đang thành công phải liên tục bổ sung những nhân tố mới. Thay đổi ceo là tìm kiếm người phù hợp cho một lộ trình phát triển mới, những CEO cũ vẫn được các ngân hàng sử dụng cho những mục đích mới. Đó thực sự là sự trân trọng và cần thiết với kiến thức, kinh nghiệm và gắn bó với ngân hàng, hoàn toàn không có chuyện đặt vào một vị trí để “nghỉ ngơi”.
Sức ép cạnh tranh và nhu cầu thay đổi đều khiến các ceo luôn dịch chuyển và tìm kiếm cơ hội mới. |
Có lẽ vì thế, các CEOsau khi có thay đổi luôn có một vị trí tốt đó có thể là tiếp tục quản lý ở cấp cao hơn hay sẽ đảm nhận một trách nhiệm trên một lĩnh vực phát triển mới. Tuy nhiên, không ít CEO lại tiếp tục ra đi để tìm một cơ hội mới mà vị trí và thu nhập không phải là vấn đề mà có thể nhìn thấy ở đó những thử thách mới, những cơ hội thành công trong một môi trường làm việc mới.
Ông Nguyễn Hưng mới chính thức về TienphongBank nhưng vốn đã được biết đến khá lâu trong giới lãnh đạo ngân hàng. Là người khá trầm nhưng bề dày hoạt động và nhất là từng gắn bó và gánh vác trọng trách vào những thời điểm nhiều biến động của ngân hàng mà ông từng lãnh đạo. Trước khi về TienphongBank, ông Hưng đã có thời kỳ dài gắn bó vói VPbank trong giai đoạn ngân hàng này đi lên thành một ngân hàng thuộc nhóm khá trong các ngân hàng cổ phần. Sau một thời gian thay đổi vị trí làm việc qua tổ chức khác ông lại quay về VPbank với vai trò tổng giám đốc.
Giai đoạn 2009, VPbank tiếp tục trải qua một đợt biến động mới với những thay đổi lớn trong cơ cấu cổ đông, thay đổi định hướng phát triển và thậm chí đổi cả tên. Ê kíp cũ vốn lãnh đạo nhiều năm ở đây ra đi và ông Hưng đã được chọn để ngồi vào ghế nóng của ngân hàng này trong giai đoạn đầu của một giai đoạn tái cơ cấu. Có thể thời gian chưa nhiều nhưng với những khó khăn và thách thức của một giai đoạn chuyển tiếp đặt trên vai, ông Hưng dường như đã hoàn thành tốt vai trò của mình khi VPbank đã ổn định phát triển và có diện mạo mới sau thời kỳ thay đổi.
Như một sự lặp lại, với vị trí mới cũng tại một ngân hàng đang trong giai đoạn tái cơ cấu với những kỳ vọng của chiến lược phát triển mới, các công chủ đã lại chọn ông Hưng. Trong một điều kiện làm việc mới với nhiều cơ hội và khó khăn, những thử thách mới đang đặt ra và một lần nữa được thể hiện tài năng và bản lĩnh kinh doanh của mình.
Trong khi đó, cùng ngày 3/7, VPbank cũng có Tổng giám đốc mới, ông Nguyễn Đức Vinh – người đã từng gắn bó 12 năm trên cương vị lãnh đạo ở Techcombank. Cuối năm ngoái, ông Vinh đã rời khỏi vị trí tổng giám đốc để nhường chỗ cho CEO ngoại và lên giữ chức Phó chủ tịch Hội đồng quản trị. Tuy nhiên, với quyết định mới của mình, ông Vinh đã tìm về với công việc quan thuộc của một tổng giám đốc điều hành kinh doanh. Đối với nhiều người, ông Vinh đang bước vào một hành trình mới với những thử thách không hề nhỏ dù ông có kinh nghiệm thành công và được thừa nhận là một tên tuổi trong giới lãnh đạo ngân hàng.
Điều gì khiến các CEO có những thay đổi để tiếp nhận những ghế nóng mới?. Câu trả lời có nhiêu nhưng có một điều được đề cập đến đó là hoàn toàn không phải vì lương cao hay một vị trí lãnh đạo quyền lực. Lý giải về điều này, một phó chủ tịch lâu năm của một ngân hàng cổ phần cho rằng, bên cạnh yếu tố có nhiều tác động là sự thay đổi cơ cấu sở hữu và chiến lược ngân hàng thì nhu cầu cá nhân, tính cung cầu của thị trường là một lý do quan trong khiến cho xu hướng thay đổi tổng giám đốc này là bình thường trong hoạt động phát triển ngành ngân hàng hiện nay.
Thông thường, hai yếu tố này được diễn ra cùng lúc để đi đến một quyết định thay đổi của các CEO. Khi có những thay đổi về chiến lược của ngân hàng thì sự thay đổi lãnh đạo có thể sẽ diễn ra và các CEO, ngoài vấn đề quan hệ cá nhân và lợi ích thì bản thân họ cũng tìm kiếm cho minh những cơ hội phù hợp nhất để phát triển là điều dễ hiểu.
Chính vì thế, một tổng giám đốc đã thổ lộ, điều quan trọng nhất chính là cơ hội được làm nghề, là chất lượng công việc, là quan hệ làm việc giữa ban điều hành ngân hàng với các ông chủ (HĐQT) và rất nhiều yếu tố kỹ thuật trong văn hóa của bộ máy có phù hợp với mình. Đối với các CEO tìm kiếm một cơ hội để làm nghề, chấp nhận những thử thách trong những vị trí mới như là một cái “nghiệp” của nghề. Điều quan trọng là họ có được một môi trường làm việc mới phù hợp và thể hiện được bản lĩnh, tài năng của mình để cùng cam kết đi đến thành công.
(Theo VEF)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com