Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Chỉ tiêu tín dụng: không bận tâm!

Tăng trưởng tín dụng năm 2012 sẽ khó. Ảnh: Kinh Luân

Được phân chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng thấp hay cao không còn quá quan trọng trong bối cảnh sức cầu nền kinh tế yếu như hiện nay, theo các ngân hàng thương mại vừa được giao chỉ tiêu tín dụng cho năm 2013.

Theo một lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước, trong đợt giao chỉ tiêu năm nay, tiêu chí phân nhóm cũng dựa vào "sức khỏe" của các ngân hàng, trong đó, sự đảm bảo tỷ lệ an toàn tài chính được đặt lên hàng đầu, sau đó mới đến các chỉ tiêu khác.

Những ngân hàng nằm trong diện tái cơ cấu sẽ không được tăng trưởng tín dụng, hoặc xếp vào nhóm được tăng trưởng thấp. Thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước là nơi phân nhóm các ngân hàng.

Tuy vậy, với một số ngân hàng, mức tăng trưởng tối đa bao nhiêu không còn được bận tâm nhiều.

Vietinbank là ngân hàng được phân bổ mức tăng trưởng tín dụng cao nhất trong năm nay với 13%.

Theo ông Phạm Huy Thông, Phó tổng giám đốc Vietinbank, trong năm nay ngân hàng sẽ bán xong 20% cổ phần cho đối tác chiến lược nước ngoài, và tăng vốn điều lệ lên 32.600 tỉ đồng. Việc tăng vốn cũng là một trong những lý do ngân hàng được giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cao hơn các ngân hàng khác. Vietinbank đồng thời cũng là ngân hàng tăng trưởng tín dụng tốt trong các năm qua.

Theo ông Thông, Vietinbank có nhiều gói cho vay đối với các tập đoàn nhà nước như điện lực, dầu khí, bưu chính viễn thông nên lượng giải ngân vốn lớn. Nhưng trong năm nay, ngân hàng đang chuyển hướng sang cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa, nhằm đa dạng hóa khách hàng và tăng lợi nhuận từ thu nhập lãi vay. Việc tăng vốn điều lệ cũng sẽ giúp ngân hàng có cơ hội tăng thêm dư nợ cho các khách hàng theo quy định tỷ lệ cho vay khách hàng/trên vốn tự có.

Tuy vậy, nếu nhìn vào tình hình kinh tế nói chung thì để hoàn thành chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng là không dễ, vì cả nền kinh tế đang rơi vào tình trạng tồn kho cao, nợ xấu lớn, thì ngân hàng có muốn cho vay cũng khó.

Vietcombank được phân chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng bằng với chỉ tiêu chung của cả hệ thống, tức 12%.

Tổng giám đốc Vietcombank Nguyễn Phước Thanh cho rằng các ngân hàng hiện tại không phải có chính sách lãi suất tốt thì đều tăng trưởng tín dụng được. Đó chỉ là một phần nếu xét đến tình hình hiện nay: tình trạng thất nghiệp tăng, doanh nghiệp sản xuất hàng hóa ra nhiều bán cho ai, Chính phủ cũng đã siết lại đầu tư công. Vậy thì ngân hàng muốn giải ngân cũng không biết cho ai vay.

Ông Thanh cho rằng, muốn hỗ trợ cho tăng trưởng tín dụng, Nhà nước cũng nên tiếp tục cho triển khai các dự án đầu tư còn dang dở, một mặt tạo công ăn việc làm, mặt nữa cũng là kích thích sự tăng trưởng cho nền kinh tế.

Ông Thanh cho biết Vietcombank có vốn rẻ, có thể hạ lãi suất xuống thấp hơn mức bình quân chung của thị trường, tức khoảng 8-9%, nhưng như vậy là cạnh tranh không lành mạnh. Đồng thời “không giải quyết được gì khi cầu tín dụng không có”.

Việc phân nhóm tín dụng, ông Thanh cho rằng cần thiết, nhưng không nên quá hạn chế đối với các ngân hàng khỏe, vì tăng được bao nhiêu hay bấy nhiêu. Cái cần vẫn là kiểm soát tín dụng tránh tiền huy động chỉ phục vụ cho nhóm liên quan, hoặc đổ vào những nơi không hiệu quả. Còn với các ngân hàng yếu thì tùy theo tình hình tài chính rồi xem xét hạn mức là hợp lý.

Với Ngân hàng Phương Đông (OCB), ông Trịnh Văn Tuấn, Chủ tịch Hội đồng quản trị, cho biết mức tăng trưởng được cho phép tối đa là 11%. Tuy vậy ông Tuấn cho rằng ngân hàng sẽ nỗ lực để tăng được tín dụng trong bối cảnh cho vay ra khó khăn như hiện tại. Trong quí 1, tín dụng của OCB có tăng nhưng không nhiều.

Ông Tuấn cũng cho rằng với nhóm 1 và 2, việc tăng trưởng tín dụng không nên khống chế, mà chỉ đưa ra hạn mức với các ngân hàng yếu vì sự an toàn của các ngân hàng đó và cả hệ thống. Vì trên thực tế nợ xấu tại các ngân hàng còn cao nên họ cũng sẽ rất cẩn trọng trong cho vay, vì có phát sinh thêm nợ khó đòi thì ngân hàng phải tự xử lý.

Năm nay NHNN dựa vào sức khỏe từng ngân hàng rồi giao chỉ tiêu trực tiếp, nên nếu tính theo nhóm sẽ nhiều hơn năm ngoái, nhưng Ngân hàng Nhà nước cũng không công bố số lượng nhóm cụ thể và ngân hàng nào sẽ thuộc nhóm nào.

Trong năm 2012, các ngân hàng được phân thành 4 nhóm tín dụng. Trong đó, nhóm 1 được tăng trưởng tối đa 17%, nhóm 2 là 15%, nhóm 3 là 8% và nhóm 4 sẽ không được phép tăng trưởng. Và sau 6 tháng thực hiện, NHNN xem xét chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng đối với các tổ chức tín dụng phù hợp với diễn biến tiền tệ, tín dụng, hoạt động ngân hàng, đảm bảo đạt được mục tiêu chính sách tiền tệ. (Năm ngoái chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng đặt ra đầu năm là 15-17%).

(Theo Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • Kỷ nguyên chính sách tiền tệ “siêu lỏng” lên ngôi?
  • Nhà băng bất ngờ “việt vị” chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng
  • Phá sản ngân hàng: Có hay không?
  • An toàn ngân hàng: Muốn nhanh thì phải… từ từ?
  • Nhà băng hạ lãi vay: Buồn như ôm… nợ cũ
  • Vén màn bí ẩn ATM
  • Đề xuất cho ngân hàng ngoại mua ngân hàng nội yếu kém
  • Các ngân hàng thu lãi bao nhiêu trong năm 2012?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!