Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cuối năm chầu chực để rút tiền mặt

Nhiều điểm ATM của một số ngân hàng luôn trong tình trạng hết tiền, ngay cả ở những điểm giao dịch trong nội thành TP HCM. Tại một số chi nhánh, phòng giao dịch, có khách hàng rút tiết kiệm, rút tài khoản chỉ vài chục triệu đồng cũng phải chờ cả buổi hoặc được hẹn vào thời gian khác.

Chỉ 2 tuần nữa là đến Tết Nguyên đán, nhu cầu tiền đồng của người dân đang tăng nhanh thấy rõ. Nhưng vào thời điểm này, không phải lúc nào đến ngân hàng người dân cũng rút được tiền nếu không báo trước.

Từ ATM đến phòng giao dịch đều khó

Ngân hàng Hàng hải (Maritimebank) đã chính thức kéo dài thời gian giao dịch để phục vụ Tết Nguyên đán 2012, giờ giao dịch buổi chiều ở nhiều chi nhánh, phòng giao dịch tại TP.HCM được nới rộng đến 17h30. Những tưởng điều này sẽ khiến ngân hàng phục vụ tối đa yêu cầu giao dịch của khách hàng một cách tốt nhất. Tuy nhiên, những ngày qua, một số người dân cho biết, vào cuối giờ (16h30 đến 17h30), những giao dịch rút tiết kiệm, rút tiền đồng rất khó được đáp ứng.

Chị N., một khách hàng giao dịch tại Maritimebank đường Bàu Cát, cho biết :"Tôi thấy ngân hàng dán thông báo giao dịch đến 17h30, cứ tưởng giờ này sẽ vắng người, còn tiền để rút, không ngờ khi đến phòng giao dịch rút tiền tiết kiệm, mới 17h5 mà nhân viên đã thông báo ngân hàng hết tiền mặt rồi". Chị N. còn kể thêm: "Tôi cần gấp 10 triệu đồng để trả tiền mua hàng nhưng ngân hàng cũng không đáp ứng được, phải đi tìm ATM để rút".

Thực tế này cũng diễn ra tại cả nhiều điểm ATM của các ngân hàng như Vietcombank, ACB... ở một số khu vực như đường Phan Xích Long (Phú Nhuận), đường Cộng Hòa (Tân Bình), đường Lũy Bán Bích (Tân Phú)... "Các đơn vị, doanh nghiệp cần tiền để trả lương, thưởng, cần tiền để mua hàng hóa; người dân cần tiền để mua sắm Tết, mua vé tàu xe... nên cung tiền đồng trong ngân hàng không được rộng rãi là hoàn toàn chính xác", một lãnh đạo tại NHNN chi nhánh TP.HCM thừa nhận.

Cố "hút" nhưng vẫn không "vào"

Cầu tiền đồng tăng mạnh nhưng nguồn cung không dồi dào đã khiến các ngân hàng chạy đua nước rút hút VND vào dịp Tết. Tuy nhiên, các chương trình này tỏ ra không hiệu quả khi lãi suất bình quân liên ngân hàng các kỳ ngắn hạn dưới 1 tháng đang tăng lên, và doanh số giao dịch chủ yếu tập trung vào qua đêm, 1 tuần. Theo NHNN, từ 17/12 đến 23/12, doanh số các giao dịch này bằng VND đạt xấp xỉ 132.382 tỷ đồng, chiếm khoảng 64% tổng doanh số. Lãi suất bình quân VND trên thị trường liên ngân hàng kỳ hạn 2 tuần, 3 tuần tăng từ 0,12 - 0,166% so với tuần trước.

Phó tổng giám đốc một ngân hàng phụ trách khối khách hàng cá nhân, cho biết: "Từ tháng 12/2011 đến nay, tổng lượng tiền huy động từ dân cư không tăng lên bao nhiêu, dù chúng tôi đã tung ra nhiều chương trình dự thưởng hấp dẫn. Huy động từ cá nhân không tăng, thậm chí giảm, còn huy động từ khu vực doanh nghiệp, tổ chức thường giảm vào dịp Tết lại bị rút nhiều vào thời điểm này nên giao dịch qua đêm trên thị trường 2 tăng mạnh là dĩ nhiên".

Lý giải việc huy động từ khu vực dân cư của một số ngân hàng bị giảm, chuyên gia Lê Thẩm Dương, nói: "Người ta vẫn kỳ vọng lãi suất cao hơn nên không gửi, hoặc khi lãi suất "bằng" như hiện nay thì khách hàng cá nhân lại mang tiền đến các ông lớn để gửi. Thế mới có chuyện... một số ngân hàng nhỏ manh nha vượt trần lãi suất vào thời điểm này".

(Theo Đất Việt)

  • Phá trần lãi suất: Ngày càng khó tố cáo
  • Lợi nhuận và rủi ro của ngân hàng Việt Nam
  • Đổi tiền lì xì 'chợ đen': Tung hoành chặt chém
  • Vì sao Eximbank “thay thế” ANZ tại Sacombank?
  • Ngân hàng đầu tiên công bố chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng
  • Tăng trưởng tín dụng ngân hàng 2012: Ai ở nhóm nào?
  • Ngân hàng 2012: Khác biệt hay là chết!
  • Ngân hàng kết bạc cắc, mắc bạc tỷ
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!