Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Phá trần lãi suất: Ngày càng khó tố cáo

Những nghi vấn phá trần lãi suất thời gian gần đây đã chính thức bị các chuyên gia tố giác. Tuy nhiên, khác với phản ứng mạnh mẽ của Ngân hàng Nhà nước trong những trường hợp trước đây, lần này cơ quan quản lý có vẻ im tiếng trước một thực trạng cũ.

Ngày 9/1, TS. Lê Xuân Nghĩa, Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia Lê Xuân Nghĩa cho biết, hiện tượng vượt rào lãi suất huy động có dấu hiệu tái diễn cuối năm 2011, một số nơi là 19-20% một năm.

Ông Nghĩa khẳng định, lãi suất huy động trong những ngày gần đây đã được một số ngân hàng đẩy lên mức 19-20% một năm, cao hơn nhiều so với trần 14% mà Ngân hàng Nhà nước đang yêu cầu tuân thủ. Cá biệt, lãi suất tiền gửi vào ngân hàng này có lúc lên tới 21%.

Thực tế, phá trần lãi suất huy động là điều đang diễn ra và các nhà băng ngầm thực hiện gần đây. Những người đi gửi tiền với số tiền trên 1 tỷ thời gian gần đây tại các ngân hàng nhỏ đều có thể dễ dàng đạt được mức thỏa thuận lên đến 18,5%.

Thậm chí, có rất nhiều người, đang gửi tiền ở ngân hàng này nhưng liên tiếp nhận được chào mời từ nhân viên các ngân hàng khác với lãi suất lên đến gần 20%.

Trao đổi về vấn đề này, giám đốc chi nhánh một ngân hàng cho biết, việc phá trần lãi suất đang là thực tế và có nguyên nhân là do các ngân hàng khó khăn về thanh khoản cuối năm. Tuy nhiên, không loại trừ, một số chi nhánh, phòng giao dịch vì muốn đạt chỉ tiêu huy động để lấy thưởng nên sẵn sàng bỏ tiền để tặng khách hàng nhằm huy động được vốn.

Tuy nhiên, sau việc thực thi kỷ luật mạnh mẽ từ Ngân hàng Nhà nước thì việc phá trần hiện cũng được thực hiện khá kín kẽ. Các ngân hàng luôn tìm hiểu các khách hàng mới một cách rất kỹ để tránh bị gài bẫy. Trong khi đó, việc chi tiền cho lãi suất vượt trần thường thực hiện dưới dạng trao đổi cá nhân và sau khi thực hiện giao dịch gửi tiền khá xa.

Ông Ngô Văn Dũng, Giám đốc Ngân hàng BIDV chi nhánh Hà Nội, cho hay: "Trên thực tế, kỷ cương lãi suất huy động trên thị trường ngân hàng chỉ giữ được từ ngày 7/9 đến hết tháng 9/2011. Còn từ tháng 10/2011 đến nay, đặc biệt là tháng 12/2011, thị trường ngân hàng đang phải chịu đựng tình trạng mặc cả lãi suất, song không dễ phát hiện, không dễ tố cáo".

Còn đại diện SeABank cho biết, hiện tượng mặc cả lãi suất đang xảy ra với mức lãi suất huy động lên tới 17- 20%/năm. Thậm chí, có nhiều ngân hàng đến tận nhà khách hàng để xin trả phần tiền chênh lệch. Nhiều ngân hàng khác cũng cho hay, nếu Ngân hàng Nhà nước không khẩn trương siết lại kỷ cương, tình trạng mặc cả lãi suất sẽ còn diễn biến tiếp tục trong năm 2012.

Hiện tượng lách trần lãi suất cũng đã được các ngân hàng phản ánh lên Ngân hàng Nhà nước. Tại hội nghị ngành ngân hàng đầu tháng 12/2011, Ông Trần Bắc Hà - Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng BIDV, đã cho biết, đầu tháng 12, hiện tượng lách trần lãi suất đã lại xuất hiện và cần phải kiểm soát chặt.

Theo ông Hà, cách đây mấy ngày, có người đã mang khoản tiền 15 - 16 tỷ đến đồi 15% không được đồng ý đã chuyển sang chỗ khác. Hành động của các ngân hàng hiện nay rất tinh xảo và tinh vi.

Với thực tế lách trần lãi suất hiện nay, các chuyên gia cho biết thực tế thanh khoản của các ngân hàng vẫn còn căng thẳng. Thậm chí, theo ông Lê Xuân Nghĩa, 2012, câu chuyện chính của ngân hàng vẫn là thanh khoản.

Với thanh khoản còn khó khăn, các ngân hàng vẫn bất chấp tất cả để huy động vốn. Tuy nhiên, một khi những quy định về vay vốn từ Ngân hàng Nhà nước và các các ngân hàng lớn bị siết chặt thì các ngân hàng sẽ buộc phải tìm cách để huy động trên thị trường dân cư. Và biện pháp hiệu quả nhất vẫn là chạy đua lãi suất.

Theo các chuyên gia, một khi vấn đề thanh khoản chưa được giải quyết thì chuyện hạ lãi suất sẽ rất khó thực hiện. Khả năng lãi suất huy động về 12% trong đầu 2012 là điều không dễ.

(VEF)

  • Lợi nhuận và rủi ro của ngân hàng Việt Nam
  • Đổi tiền lì xì 'chợ đen': Tung hoành chặt chém
  • Vì sao Eximbank “thay thế” ANZ tại Sacombank?
  • Ngân hàng đầu tiên công bố chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng
  • Tăng trưởng tín dụng ngân hàng 2012: Ai ở nhóm nào?
  • Ngân hàng 2012: Khác biệt hay là chết!
  • Ngân hàng kết bạc cắc, mắc bạc tỷ
  • Maritime Bank: “Nới áo” để phát triển
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!