Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Đề nghị đổi tên Ngân hàng Nhà nước

Các chuyên gia khuyến nghị xem xét tăng tính độc lập, tự chủ của ngân hàng trung ương. Ảnh minh họa: HTD
TS Vũ Thành Tự Anh, Giám đốc nghiên cứu chương trình Fulbright VN, đã đưa ra đề nghị này tại hội thảo tham vấn các kết quả nghiên cứu về dự án Luật Ngân hàng Nhà nước (sửa đổi) tổ chức ngày 24-3.
 
Dự luật này đang được Ủy ban Kinh tế của Quốc hội chỉnh lý, tiếp thu để trình Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp tháng 5 tới.

Ngân hàng trung ương bị tổn thương

TS Vũ Thành Tự Anh nhận xét chính sách tiền tệ thời gian vừa qua thiếu nhất quán, linh hoạt, chạy theo chính sách tài khóa, gia tăng áp lực lạm phát và thâm hụt ngân sách…

“Thống đốc Ngân hàng Nhà nước nói giữ nguyên tỉ giá, lãi suất cơ bản nhưng sau đó vẫn điều chỉnh, làm cho uy tín Ngân hàng Nhà nước bị tổn thương” - ông Tự Anh nói.

Ông Tự Anh còn cho rằng chính sách tiền tệ đã phải chạy theo chính sách tài khóa, có quyết định mang tính chính trị nhiều hơn hiệu quả kinh tế.

Ông Tự Anh dẫn chứng: Lãi suất trái phiếu chính phủ gần đây lên tới 12%/năm trong khi các ngân hàng vẫn thỏa thuận lãi suất huy động không quá 10,5%, dẫn đến phải lách luật với các chiêu khuyến mãi, tặng quà để tính đúng lãi suất 13%-14% cho khách hàng…

Ngân hàng nên độc lập với chính phủ

TS Vũ Thành Tự Anh bày tỏ sự cảm thông với thống đốc Ngân hàng Nhà nước. “Có nhiều vấn đề thống đốc không thể tự quyết được vì thống đốc ngân hàng làm việc dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, bên cạnh còn có Hội đồng Tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia” - ông Tự Anh nói.

Các chuyên gia đã dẫn ra các kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ độc lập của Ngân hàng Nhà nước ở các nước tỉ lệ nghịch với lạm phát và thâm hụt ngân sách, tỉ lệ thuận với tăng trưởng kinh tế. Ở Anh, Mỹ và EU, Ngân hàng Trung ương hoàn toàn độc lập với chính phủ, Quốc hội bổ nhiệm hoặc phê chuẩn thống đốc…

Từ kinh nghiệm này, các chuyên gia khuyến nghị xem xét tăng tính độc lập, tự chủ của Ngân hàng Trung ương (về địa vị pháp lý, tài chính, nhân sự, quyết định chính sách) với mục tiêu cuối cùng là ổn định giá cả. Bên cạnh đó, cơ quan này phải nâng cao tính giải trình và minh bạch. Quốc hội tăng cường giám sát qua việc lãnh đạo ngân hàng thường xuyên hoặc đột xuất điều trần trước các ủy ban của Quốc hội…

Vì lẽ đó, TS Vũ Thành Tự Anh đề nghị đổi tên Ngân hàng Nhà nước thành Ngân hàng Trung ương hoặc Ngân hàng Quốc gia Việt Nam

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Viết Ngoạn cho biết dự thảo Luật Ngân hàng Nhà nước (sửa đổi) đã tiếp thu theo hướng nâng cao tính tự chủ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về điều hành chính sách tiền tệ, về tổ chức, nhân sự…

Tuy nhiên, TS Vũ Thành Tự Anh cho rằng những tiếp thu này là “không đáng kể” một khi thống đốc ngân hàng vẫn là thành viên của Chính phủ.

(Theo Văn Tiến - PL)

  • Ngành ngân hàng năm 2010: Kỳ vọng sự tăng trưởng cao
  • Maritime Bank hợp tác toàn diện với VDB
  • Tín Nghĩa Bank “thâm nhập” thị trường miền Trung
  • Maritime Bank và VDB hợp tác toàn diện
  • Lien Viet Bank hình thành tập đoàn tài chính
  • SCB chỉ đạt 50% kế hoạch lợi nhuận 2009
  • TPHCM: huy động vốn tháng 3 đã khởi sắc
  • Ngân hàng: Chờ qua cơn bĩ cực
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!