Điểm lại những động thái điều hành từ trước Tết Nguyên đán đến nay, có vẻ như như Ngân hàng Nhà nước đã sẵn sàng đối mặt với con “ngáo ộp” thanh khoản để kiên trì với mục tiêu chủ đạo: dọn dẹp lại hệ thống ngân hàng và hướng dòng vốn đi vào sản xuất, đặc biệt là khu vực “tam nông”.
Để tạo sự đồng thuận của xã hội, Ngân hàng Nhà nước đã từng bước công khai một số thông tin nhạy cảm mà trước đây nhà điều hành vẫn có thói quen… “đậy” lại.
Không ngại “ngáo ộp” thanh khoản
Tại buổi họp báo ngày 14/2, thêm một lần nữa, Ngân hàng Nhà nước khẳng định: có “mươi” tổ chức tín dụng lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán, có nguy cơ đổ vỡ và đang trong quá trình tái cơ cấu, sắp xếp lại”.
Thực ra, đây là vấn đề đã được nhiều chuyên gia khuyến cáo là nóng bỏng nhất trong điều hành vĩ mô của năm nay. Vậy, Ngân hàng Nhà nước đã từng bước xử lý như thế nào?
Một lãnh đạo cao cấp của Ngân hàng Nhà nước cho biết: “Trước Tết, Ngân hàng Nhà nước đã bơm tiền rất mạnh qua kênh nghiệp vụ thị trường mở (OMO) để giải quyết thanh khoản và sau Tết, lại hút ròng về từ OMO; đồng thời tái cấp vốn cho những trường hợp thật cần thiết”.
Những diễn biến trên OMO gần đây cho thấy, cùng với việc “nới” khối lượng giao dịch, Ngân hàng Nhà nước cũng điều chỉnh kỳ hạn giao dịch một cách linh hoạt: trước Tết, kỳ hạn cho vay là 14 và 21 ngày thì sau Tết, đưa về 7 và 14 ngày.
Sở dĩ Ngân hàng Nhà nước làm như vậy là bởi, nhu cầu thanh khoản trước Tết bao giờ cũng rất lớn và thời gian nghỉ Tết kéo dài nên khối lượng bơm ra và kỳ hạn cho vay phải phù hợp với thị trường. Còn sau Tết, khi thanh khoản hệ thống tạm dịu lại thì một mặt, nhà điều hành thu tiền về và thu ngắn kỳ hạn dao dịch; mặt khác, tái cấp vốn cho một số đơn vị có nguy cơ đổ vỡ nhằm hướng dòng tiền này vào một mục đích duy nhất: hỗ trợ thanh khoản tức thời, không để chúng gây áp lực lên lạm phát.
Thứ hai, để tạo sự đồng thuận của xã hội, Ngân hàng Nhà nước đã từng bước công khai một số thông tin nhạy cảm mà trước đây nhà điều hành vẫn có thói quen… “đậy” lại. Đó là tiến hành phân loại hệ thống tổ chức tín dụng thành 4 nhóm và công khai số lượng các tổ chức tín dụng yếu kém thuộc nhóm 4 để khoanh vùng và chữa trị.
Cách “chữa trị” ở đây trước hết, không cho phép số đối tượng này tăng trưởng tín dụng mà chỉ được phép gói gọn trong giới hạn bằng với năm 2011. Điều này bắt buộc các tổ chức tín dụng diện này muốn tồn tại thì phải cơ cấu lại danh mục, chất lượng tài sản, tăng cường thu hồi nợ để lành mạnh hóa bảng cân đối tài sản và tiết giảm mọi chi phí.
Sau đó, như lời một Phó thống đốc chia sẻ với người viết: “Tất nhiên, chúng tôi vẫn bên cạnh họ, sẵn sàng tái cấp vốn để tránh đổ vỡ nhưng sẽ giám sát từng ngày, từng đồng và kiên quyết không để họ sử dụng tiền tái cấp vốn không đúng mục đích”. Trên thực tế, ở một số đơn vị thuộc nhóm này, Ngân hàng Nhà nước đã thành lập các tổ giám sát túc trực thường xuyên, gia tăng hoạt động thanh tra giám sát.
Dĩ nhiên, song song với quá trình chữa bệnh cho một số tổ chức tín dụng yếu kém để từng bước sắp xếp lại hệ thống, ngoài vai trò của Ngân hàng Nhà nước còn có bóng dáng của các “ông lớn” khác. Không kể đến BIDV trong thương vụ hợp nhất vừa qua, ông Nguyễn Hòa Bình, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Vietcombank cho biết: “Nếu được giao nhiệm vụ, Vietcombank sẵn sàng thuyết phục các cổ đông để hỗ trợ các ngân hàng trong diện phải sáp nhập khi cần thiết”.
Hướng vốn cho sản xuất
Điểm nổi bật trong điều hành của Thống đốc Nguyễn Văn Bình ở những ngày đầu năm là mở ưu đãi cho tín dụng sản xuất và kìm hãm tín dụng đối với những lĩnh vực không ưu tiên thông qua một loạt động thái quan trọng.
Theo trình tự thời gian, ngày 31/1/2012, Ngân hàng Nhà nước ban hành văn bản số 428/NHNN - CSTT về việc xác định lãi suất tiền gửi VND của các tổ chức tín dụng Nhà nước tại Ngân hàng Chính sách xã hội năm 2012 là 12,94%/năm.
Đối tượng phục vụ của Ngân hàng Chính sách xã hội là người nghèo và đối tượng chính sách khác, việc giảm áp lực lãi suất đầu vào cho Ngân hàng Chính sách xã hội trong điều kiện lãi suất thị trường 17% - 19%/năm là cơ sở để ngân hàng này giảm lãi suất tiền vay để thực hiện sứ mệnh một tổ chức tài chính vi mô của chính phủ, trong việc giảm nghèo và góp phần đảm bảo an sinh xã hội.
Cùng với chính sách ưu đãi cho các tổ chức tài chính vi mô, trước đó, Ngân hàng Nhà nước đã cho phép các Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở được huy động vốn với lãi suất 14,5%/năm, cao hơn 0,5% so với tổ chức tín dụng khác, tạo ưu thế về nguồn vốn để các tổ chức này hoạt động.
Thứ hai, ngày 2/2/2012, Ngân hàng Nhà nước ban hành một loạt văn bản cho phép 5 tổ chức tín dụng được hưởng ưu đãi giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc VND (áp dụng từ tháng 2/2012 đến tháng 7/2012) có tỷ trọng dư nợ cho vay “tam nông” lớn, gồm các ngân hàng thương mại: Mê Kông, Nhà Đồng bằng sông Cửu long, Quỹ Tín dụng nhân dân Trung ương, Agribank và LienVietPostBank.
Mức giảm như sau: “Đối với tổ chức tín dụng có tỷ trọng dư nợ cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn trên tổng dư nợ bình quân cuối các quý trong năm tài chính liền kề từ 40% đến dưới 70%: Tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam bằng 1/5 (một phần năm) so với tỷ lệ dự trữ bắt buộc thông thường tương ứng với từng kỳ hạn tiền gửi”.
Như vậy, 5 tổ chức tín dụng nói trên sẽ được giải phóng tới 4/5 khối lượng dự trữ bắt buộc, giúp họ cải thiện nguồn vốn để cho vay nhiều hơn đối với khu vực khuyến khích.
Song song với mở “hầu bao” cho tín dụng sản xuất, Ngân hàng Nhà nước lại rất “hà tiện” với tín dụng không khuyến khích như cho vay bất động sản, chứng khoán và tiêu dùng khi khống chế mức tăng tín dụng khu vực này của năm 2012 là 16%.
Phó thống đốc Nguyễn Đồng Tiến khẳng định: “Năm 2012, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước sẽ không ưu tiên tín dụng cho chứng khoán, bất động sản. Những giải pháp của chính sách tiền tệ hiện nay chỉ tập trung cho ổn định vĩ mô, đưa vốn về sản xuất, doanh nghiệp vừa và nhỏ tạo nhiều việc làm; không nên quan niệm nới lỏng chính sách tiền tệ để cứu thị trường chứng khoán mà hãy để cho chúng tự vận hành theo quy luật”.
Xét về tổng thể, những động thái gần đây của Ngân hàng Nhà nước đang diễn ra theo một kịch bản định sẵn, tuy nhiên mấu chốt của vấn đề hiện nay vẫn là giảm lãi suất. Trong điều kiện xu hướng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đang giảm mạnh, nếu lãi suất không giảm, sẽ là câu hỏi khó trả lời.
Đó là ý kiến của các chuyên gia tại hội thảo 'Bảo hiểm hưu trí tự nguyện: Cơ hội cho doanh nghiệp và người lao động' do Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Báo Diễn đàn doanh nghiệp tổ chức ngày 30.7
Hơn 1 tháng kể từ ngày gói tín dụng 30.000 tỷ đồng có hiệu lực (ngày 1/6) đến nay, số doanh nghiệp (DN) được vay ngày một nhiều, còn người dân chỉ đếm trên đầu ngón tay. Nhiều chuyên gia cho rằng, ngân hàng (NH) đang lợi dụng chính sách dành cho người dân để cứu DN.
Gần đây, những Cty cho vay vốn xuất hiện nhan nhản trên mạng. Lấy mác nhân viên ngân hàng, mỗi ngày những Cty tài chính “ma” này có thể lừa kiếm vài chục triệu đồng trước mặt người cần tiền gấp mà họ không hề biết.
Trong năm 2012, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xăng dầu Petrolimex (PG Bank) sẽ tập trung nhiều nguồn lực vào dịch vụ bán lẻ, ông Nguyễn Việt Hưng, Giám đốc Khối dịch vụ ngân hàng bán lẻ của PG Bank, vừa cho biết.
Trong bối cảnh các doanh nghiệp làm ăn khó khăn vì lãi suất cao, nguồn vốn hạn hẹp, thì lợi nhuận của các ngân hàng, cũng như mức thu nhập bình quân của ngành này đang nhận được những ý kiến nhiều chiều.
Trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế thời gian qua, nhiều chuyên gia lo ngại lĩnh vực bảo hiểm sẽ khó tăng trưởng khi hầu hết các kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản đều trong tình trạng “trầm lắng.” Bên cạnh đó, kinh tế thế giới năm 2012 cũng được dự báo không mấy tích cực.
Trong khi thông tin Thống đốc tuyên bố sẽ sáp nhập 5-8 ngân hàng trong đầu năm 2012 còn đang khiến toàn thị trường quan tâm, lượng tiền rút ra ồ ạt vào dịp Tết Nguyên đán càng khiến dư luận lo lắng tới tính thanh khoản của các ngân hàng.
Năm 2012, hệ thống ngân hàng phải hết sức cố gắng để vượt qua những khó khăn chung của nền kinh tế và giải quyết được vấn đề nội tại của hệ thống ngân hàng. Ông Nguyễn Văn Bình, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trao đổi với báo chí ngày 30.1.2012.
Ngày 6-8, Thanh tra Chính phủ đã có văn bản thông báo kết luận thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật tại Kho bạc Nhà nước Việt Nam, qua đó phát hiện nhiều sai phạm trong điều tiết thu ngân sách, tạm ứng vốn, áp dụng lãi suất tiền gửi...
Thanh khoản hệ thống dồi dào, thị trường ngoại hối ổn định, tăng trưởng tín dụng vẫn bế tắc và nhiều khả năng khó đạt được mục tiêu đề ra.. là những nét chính của thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm.
Số liệu từ Ngân hàng Nhà nước cho biết, 6 tháng đầu năm 2014, toàn hệ thống tổ chức tín dụng mua 200 nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ và tín phiếu Kho bạc Nhà nước, tương ứng khoảng 90% giá trị trái phiếu và tín phiếu do Chính phủ phát hành trong 6 tháng đầu năm.
“Để phát triển Phú Quốc trở thành một trung tâm dịch vụ du lịch lớn của cả nước và khu vực Đông Nam Á, cần thiết phải có những chính sách ưu đãi vượt trội”.
Đã đến lúc thế hệ Gen Y là động lực phát triển kinh tế chính của thế giới về tiêu dùng, đầu tư, tiết kiệm, dịch vụ tài chính…Do đó, họ sớm trở thành khách hàng quan trọng của ngân hàng bán lẻ.
TS. Trịnh Tiến Dũng, nguyên trợ lý Giám đốc Quốc gia - Trưởng ban Cải cách khu vực công UNDP Việt Nam cho rằng, nếu tính đủ cả nợ doanh nghiệp nhà nước thì mức nợ công hiện nay đã vượt quá trần nguy hiểm rất nhiều.
“Khủng khiếp”, đó là chữ được TS. Trịnh Tiến Dũng, nguyên trợ lý Giám đốc Quốc gia - Trưởng ban Cải cách khu vực công UNDP Việt Nam, dùng để nói về độ lớn mức vay nợ của các doanh nghiệp nhà nước, có liên quan mật thiết đến nợ công.
Đó là ý kiến của các chuyên gia tại hội thảo 'Bảo hiểm hưu trí tự nguyện: Cơ hội cho doanh nghiệp và người lao động' do Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Báo Diễn đàn doanh nghiệp tổ chức ngày 30.7
Bài viết này nhằm mục đích xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam thông qua một phương pháp tiếp cận đơn giản. Mô hình ước lượng của chúng tôi sử dụng cơ sở lý thuyết về lạm phát cho một nền kinh tế nhỏ và mở. Bài viết cố gắng đưa một một vài gợi ý thận trọng cho chính sách kiềm chế lạm phát ở Việt Nam trong giai đoạn thực hiện chính sách kích cầu.
Dù lạm phát vẫn đang ở mức thấp hơn so với năm 2008, nhưng tỷ lệ này tăng mạnh từ giữa năm 2009 và đang trở thành nguy cơ lớn nhất đối với Ấn Độ và Việt Nam. Trung Quốc; Singapore đã tuyên bố nâng giá đồng tiền; Ngân hàng Trung ương Ôxtrâylia, Ấn Độ, Malaixia, Philíppin và Việt Nam cũng đã lần lượt tăng lãi suất trong mấy tháng qua. Nỗi lo lạm phát gia tăng đang đè nặng lên các nền kinh tế Châu Á.
Với số nợ và mức thâm hụt thương mại quá lớn với Trung Quốc như hiện nay, Mỹ đã gia tăng áp lực bằng mọi cách buộc Trung quốc phải "thả lỏng" đồng nhân dân tệ. Ngày 15-4 sắp tới, Bộ Tài chính Mỹ sẽ phải đưa ra tuyên bố xem Trung Quốc có phải là “nước thao túng tiền tệ” hay không. Khả năng xảy ra cuộc chiến tranh tiền tệ mới là rất lớn, theo giới phân tích đây có thể là một phần của âm mưu toàn cầu nhằm thiết lập trật tự thế giới mới.
72% doanh nghiệp tư nhân VN căng thẳng vì vốn. Theo Standard Chartered đồng Việt Nam sẽ giảm giá hơn nữa trong thời gian tới và lạm phát của VN năm nay sẽ ở mức 8,9%. Cơ chế lãi suất trần không còn phù hợp với thực tế. Ngân hàng Nhà nước cần phải thay đổi cơ chế cũ bằng một cơ chế mới, nếu không sẽ gây ra sự đè nén, kiềm chế sự phát triển kinh tế cũng như làm cho sự lưu thông tiền tệ có những tắc nghẽn và biến tướng khó kiểm soát.
Trong một thời gian ngắn, nhằm khơi thông nguồn cung cầu trên thị trường ngọai tệ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã liên tục có 2 lần thay đổi tỷ giá giữa đồng Việt Nam và đồng đô la Mỹ. Nhiều chuyên gia dự báo sẽ có thêm một đợt thứ ba trong năm nay, nhưng chưa biết khi nào - có thể vào quý III năm 2010? Liệu có xuất hiện tâm lý bất an khi sở hữu đồng nội tệ ?
Năm 2009 là năm không yên ả đối với thị trường tài chính Việt Nam khi các lĩnh vực tiền tệ, ngoại hối, thị trường vốn đều biến động phức tạp và liệu thực tế này có tái hiện trong năm nay không lại là câu hỏi không dễ trả lời.
Quyết định của Ngân hàng Nhà nước cho phép các ngân hàng thương mại được cho vay lãi suất thỏa thuận đối với các khoản vay trung dài hạn và thu thêm phí đối với các khoản vay ngắn hạn đang gây phản ứng trái nhiều từ các góc nhìn quan sát. Lãi suất thoả thuận đối với các khoản cho vay trung dài hạn của doanh nghiệp có nơi lên đến 18%/năm. Nhiều ý kiến cho rằng, mức này đã đến giới hạn chịu đựng của doanh nghiệp.
Việt Nam đã vượt qua đáy suy thoái kinh tế nhưng thị trường tiền tệ vẫn chưa bền vững, rủi ro cao. Chính phủ nên tập trung ổn định kinh tế vĩ mô, không nên chạy theo giải pháp phá giá tiền đồng.
Theo nhận định của nhiều chuyên gia, thị trường nhà đất năm 2010 sẽ có nhiều áp lực cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước và thách thức trước sự đổ bộ nhiều hơn của nhà đầu tư nước ngoài. Giới đầu tư cần có góc nhìn thực tế hơn và họ sẽ phải đau đầu đối diện với thách thức chọn sản phẩm nào và bán cho ai.
Do nhu cầu nhà đất còn rất lớn nên việc đầu tư vào thị trường bất động sản hằng năm lợi nhuận có thể đạt từ 25%-30%, nếu gặp đột biến có thể lên đến 150%.