Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Ngân hàng Trung ương - Cuộc chơi trở nên phức tạp hơn

Khủng hoảng tài chính phương Tây làm lung lay niềm tin của công chúng về khả năng lãnh đạo nhưng cũng tạo ra nhiệm vụ và quyền lực lớn hơn cho NHTƯ.

 

Kể từ đợt khủng hoảng năm 2007, các ngân hàng Trung ương (NHTƯ) đã mở rộng quyền hạn của mình trong việc tự khởi xướng các quyết định hay trong các quyết định của chính phủ, vượt ra ngoài các chính sách tiền tệ thông thường. 

Các ngân hàng này không chỉ mở rộng những giới hạn thông thường của chính sách tiền tệ bằng cách mua trái phiếu chính phủ và các tài sản khác (xem bảng). Họ còn chịu trách nhiệm cao hơn trong việc theo dõi các ngân hàng và tính bình ổn của hệ thống tài chính. Các nhiệm vụ mới này yêu cầu các chính sách thận trọng vĩ mô mới. 

 

Tốc độ gia tăng tổng tài sản không quy chuẩn (trái phiếu Chính phủ hoặc tài sản khác) của Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED), NHTƯ châu Âu (ECB) và NHTƯ (Bank of England). Năm 2008 = 100

Số trong ô vuông là giá trị tính theo nghìn tỷ USD.



Về bản chất, điều này có nghĩa là các NHTƯ phải để mắt đến bất kỳ nguy cơ có thể xảy ra đối với toàn bộ nền kinh tế. Và những nhiệm vụ cũ về chính sách tiền tệ dần trở nên không mấy dễ dàng để thực hiện. Công việc của NHTƯđang trở thành một cuộc chơi đầy phức tạp. 

Những nhiệm vụ mới cũng đem đến những rủi ro mới. Trước đợt khủng hoảng, đã có sự đồng thuận về quyền lực: các NHTƯ nên được điều hành bởi các nhà kỹ trị, không chịu sự can thiệp của chính phủ, theo đuổi một mục tiêu bình ổn giá cả với một công cụ là lãi suất ngắn hạn. 

Nhiều nơi đã từ bỏ chế độ giám sát của ngân hàng cho các nhà quản lý khác. Mối liên hệ giữa lãi suất và lạm phát có thể không chính xác, nhưng ít nhất các NHTƯ có nhiều lý thuyết và bằng chứng để đưa ra các chỉ đạo. 

Ngược lại, những ảnh hưởng của các chính sách tiền tệ không theo thông lệ, như việc mua trái phiếu, thì hầu như không được biết đến. Phe đồng thuận lập luận rằng với lãi suất gần như zero, nó là cách đúng đắn để giữ dòng tín dụng và ngăn chặn giảm phát. Phía đối lập lại cho rằng điều đó làm hoang phí ngân sách và nguy cơ lại tạo ra khuynh hướng đầu cơ và có thể dẫn đến khủng hoảng tài chính.

Ổn định tài chính, về quan điểm chinh trị, là một nhiệm vụ không thể chắc chắn so với bình ổn giá cả, theo David Archer của ngân hàng thanh toán quốc tế (BIS), một bộ phận thuộc các NHTƯ.

Trong suốt các đợt tăng giá, các biện pháp thận trọng về vĩ mô như hạn chế cho vay sẽ chỉ khuấy động các cơn giận từ công chúng. Và nếu chúng có thể ngăn chặn khủng hoảng, công chúng cũng sẽ không bao giờ biết đến. 

Nhưng nếu khủng hoảng xảy ra, dân chúng với thước ngắm chuẩn xác của mình sẽ đổ tội cho NHTƯ đã không đưa ra hành động sớm hơn. “Mối quan hệ giữa NHTƯ và chính phủ dường như trở nên khó khăn hơn và mang tính chính trị hơn,” Archer nói.

Con đường mà chúng ta đã đi

Về khía cạnh nào đó, các NHTƯ đã trở về với gốc rễ của họ. Các NHTƯ đầu tiên được tạo ra để quản lý công việc tài chính cho quốc chủ và phát hành tiền tệ cho quốc gia. 

Điều đó tạo cho các ngân hàng này lợi thế cạnh tranh, một cách tự nhiên trở thành người cho vay đối với các ngân hàng thương mại, đồng thời ngân hàng trung ương trở thành người giám sát đối với các ngân hàng khác. 

Sau này, với chính sách tiền tệ, việc quản lý tăng trưởng kinh tế và lạm phát trở thành nhiệm vụ hàng đầu của ngân hàng trung ương. Charles Goodhart, nhà sử học về tiền tệ và thành viên sáng lập Ủy ban chính sách tiền tệ của ngân hàng Anh có ghi lại rằng “Những chức năng vĩ mô về tiền tệ của các ngân hàng trung ương hầu như được ghép vào chức năng giám sát.”  

Trong những thập niên trước khủng hoảng, chính sách tiền tệ đã mắc sâu vào bẫy của các quy tắc chuẩn khoa học: việc điều chính khôn ngoan lãi suất ngắn hạn sẽ giữ lạm phát thấp và vì vậy sẽ là phẳng những va đập của chu kỳ kinh tế. 

Trong tình hình đó, các NHTƯ được hỗ trợ bởi sự gia tăng của các thị trường hiện đại bằng cách khuếch tán rủi ro sẽ làm cho hệ thống tài chính mau chóng hồi phục. Các NHTƯ và hệ thống quản lý “đã bị ru ngủ trong sự tự mãn,” Janet Yellen, phó chủ tịch FED đã phát biểu vào năm ngoái.

Nhiều NHTƯ đã có trách nhiệm đối với việc ổn định hệ thống tài chính, nhưng họ thực hiện điều đó còn kém. Trong năm 1996, ngân hàng Anh đi tiên phong trong việc báo cáo vấn đề ổn định tài chính; sau 1 thập niên, khoảng 50 NHTƯ và IMF cũng thực hiện theo. Nhưng theo nghiên cứu “Ngân hàng trong tương lai: sự sụp đổ và đi lên của NHTƯ”của Howard Davies và David Green, niềm tin của công chúng vào các ngân hàng trung ương đã sụt giảm nhanh chóng (xem biểu đồ). Điều này nói lên rằng các ngân hàng trung ương đang ngày càng nhận nhiều trách nhiệm về mình hơn.


Với nhiều công việc hơn, NHTƯ cần nhiều công cụ hơn. Những lãi suất ngắn hạn là một phương tiện quá cùn để giải quyết những đe dọa mà hệ thống tài chính có thể đối mặt. Vì vậy, mối quan tâm bấy giờ là chính sách cẩn trọng vĩ mô.

Nếu hiện tượng bong bóng xảy ra đối với chứng khoán hoặc bất động sản đe dọa cả nền kinh tế, tốt nhất nên phẫu thuật nó hơn là đập vào đầu mọi người bằng việc nâng lãi suất.

NHTƯ ở các nước mới nổi từ lâu đã sử dụng công cụ này để kiểm soát tăng trưởng tín dụng và dòng vốn. Ví dụ, họ thay đổi những quy định về tỉ lệ dự trữ hoặc đưa ra các giới hạn về lượng đối với các khoản cho vay của ngân hàng.
 
Tuy nhiên, NHTƯ ở các nước giàu đã không còn sử dụng các phương tiện này trong nhiều năm nay, vì cho rằng chúng không đem lại hiệu quả hoặc có thể bóp méo tình hình. Ví dụ, FED đưa ra các quy định biên để chế ngự thị trường chứng khoán trong những năm 1990. Nhiều nước đã không cần dùng đến tỉ lệ dự trữ bắt buộc.

Tây Ban Nha là một trường hợp ngoại lệ đáng chú ý: ám ảnh bởi ký ức của đợt khủng hoảng những năm 1970, năm 2000 ngân hàng Tây Ban Nha bắt đầu yêu cầu các ngân hàng hàng đầu của mình lập ra một phần lợi nhuận của mình để phòng cho những thua lỗ trong tương lai. Điều này không giúp cho hệ thống ngân hàng nước này thoát khỏi những rắc rối hiện tại, nhưng nó cũng khiến cho tình hình bớt nhức nhối hơn.

Những chính sách vĩ mô cẩn trọng yêu cầu một vài thẩm quyền về các công ty và thị trường. Ở Anh, cơ quan dịch vụ tài chính (FSA), nơi nhận trách nhiệm giám sát các ngân hàng từ ngân hàng Anh năm 1998, trực thuộc NHTƯ. NHTƯ có một ủy ban chính sách tài chính, có nhiệm vụ xác định những đe dọa đối với hệ thống tài chính cũng như hệ thống tiền tệ. Cả hai đơn vị này đều thuộc quyền quản lý của chính phủ. Cũng như ủy ban chính sách tiền tệ, ủy ban chính sách tài chính sẽ bao gồm những chuyên gia bên ngoài và các giám đốc NHTƯ.  

NHTƯ châu Âu (ECB), trước đây không có vai trò giám sát, giờ trở thành một phần của Hội đồng quản trị rủi ro có hệ thống của châu Âu (the European Systemic Risk Board), gồm các nhà quản lý quốc gia và các giám đốc NHTƯ, và cung cấp đa số các nhân viên và hỗ trợ kỹ thuật.
 
Trong các nước thành viên, trách nhiệm giám sát của NHTƯ Pháp và Đức đã tăng cao. Những nơi khác trong khu vực châu Âu, ngân hàng quốc gia Thụy Sĩ đang khuấy động đòi chia quyền giám sát của Credit Suisse và UBS, hai ngân hàng lớn nhất Thụy Sĩ với đơn vị giám sát ngân hàng quốc gia.

Tại Hoa Kỳ, đạo luật Dodd-Frank có hiệu lực từ tháng 6 năm ngoái, đã tạo ra 15 Ủy ban xem xét vấn đề ổn định tài chính (FSOC), đứng đầu là Bộ trưởng bộ Tài chính. Mặc dù FED chỉ giữ 1 ghế nhưng nó là thành viên có ảnh hưởng nhất. NHTƯ sẽ chỉnh đốn bất kỳ công ty nào FSOC thấy rằng quan trọng và có thể bắt ngân hàng đó tăng vốn hoặc tháo bỏ nó. FED đã lập ra bộ phận nghiên cứu và chính sách ổn định tài chính của riêng mình, với 20 nhân viên. Cơ quan này sẽ là nguồn chuyên môn quan trọng cho FSOC.

Tuy nhiên việc lập ra các cơ quan không đồng nghĩa với việc khiến cho các cơ quan này hoạt động hiệu quả. ECB sẽ vẫn phải dựa vào các nhà quản lý quốc gia đối với những thông tin về các công ty cụ thể, và những nhà quản lý ấy tự do lờ đi những lời khuyên của ECB. Các nhà giám sát ngân hàng Hoa Kỳ sẽ phải vượt qua những thói quen ngần ngại chia sẻ thông tin. 

Nhưng ngay cả khi các nhà quản lý chia sẻ những gì họ có, thì vẫn có những khoảng cách lớn về những thông tin cần thiết để khiến cho các chính sách mới trở nên có hiệu lực hơn. IMF và ban ổn định tài chính muốn biết nhiều hơn về những chênh lệch về kỳ đáo hạn của tài sản và nguồn vốn của các ngân hàng, mối liên kết giữa các ngân hàng và phần còn lại của hệ thống tài chính, và các công ty tài chính.
Bài kiểm tra đầu tiên về năng lực vĩ mô của các ngân hàng Trung ương (NHTW) có thể đã ở ngay trước mặt họ. Có lo ngại rằng lãi suất thấp và việc mua trái phiếu của các NHTW các nước giàu đang gieo hạt cho đợt khủng hoảng tiếp theo khi tiền cứ đổ dồn về thị trường các nước mới nổi và các nơi khác có đem lại thu nhập cao hơn.

NHTW và các nhà quản lý ở các nền kinh tế mới nổi đã sẵn sàng áp dụng một loạt các biện pháp để hạ nhiệt giá bất động sản và dòng vốn chảy vào. Những đồng nghiệp của họ ở các nước giàu cũng sẽ tiếp bước. Israel có thể sẽ là nước đi đầu. Stanley Fischer, đứng đầu ngân hàng Israel, bất đắc dĩ đã phải áp dụng tỉ lệ dự trữ bắt buộc đối với những công cụ phái sinh liên quan đến ngoại tệ để hạ nhiệt lượng mua đầu cơ đồng Shekel (đơn vị tiền tệ Israel). 

Cho đến nay, thực tiễn trái ngược với kỳ vọng quá mức về chính sách thận trọng vĩ mô. Ví dụ, kể từ năm 2009, Singapore đã 4 lần thông báo các biện pháp để hạ nhiệt thị trường bất động sản, bao gồm nâng tỉ lệ vay-trị giá, lãi suất chỉ với các khoản vay thế chấp và thuế niêm đánh vào các hoạt động mua đi bán lại nhanh. Hoạt động mua đầu cơ đã dịu bớt phần nào nhưng giá cả và hoạt động mua bán leo lên một mức cao mới. Một đợt xem xét của BIS năm ngoái cho thấy khi lãi suất còn giữ ở mức thấp, tăng trưởng tín dụng có xu hướng trỗi dậy lại ngay sau khi những biện pháp hạn chế được áp dụng.

NHTW ở các nước giàu gặp phải vấn đề trực tiếp hơn: giá hàng hóa và năng lượng tăng cao sẽ tạo ra áp lực lạm phát. Tháng trước, lạm phát tại Anh (được tính bằng chỉ số giá cả tiêu dùng) là 4%, vượt chỉ tiêu lạm phát của ngân hàng Anh 2%. Nhiều nhà kinh tế dự đoán rằng lạm phát còn lên cao nữa trong vài tháng tới. Trong khu vực EU, lạm phát là 2,4%; mục tiêu của ECB là đưa lạm phát xuống thấp hơn 2%. Tại Mỹ, áp lực giá cả đã dịu bớt.

Giải quyết mối nguy xưa cũ này dường như trở nên rắc rối hơn bởi tình trạng dễ đỗ vỡ hiện nay của các nước giàu và bởi các biện pháp trái với thông lệ đang được áp dụng. Ben Bernanke, chủ tịch FED, đã phải mất 2 tuần để gạt bỏ những cáo buộc, đặc biệt từ phía Đảng Cộng hòa trong Quốc hội, về vấn đề QE đã châm ngòi cho những biến động giá cả hàng hóa toàn cầu (và ngay cả cuộc cách mạng tại Ai Cập). 

Những bất đồng quan điểm về QE đã được trù liệu. Tuy nhiên, những người hoài nghi QE2 trong ủy ban chính sách FED đang ngày càng lên tiếng mạnh mẽ hơn. Trong khi đó, các nghị sĩ đảng Cộng hòa với lo ngại rằng QE sẽ khiến FED tiếp tay cho chính sách tài khóa hoang phí, đã kêu gọi NHTW tốt hơn nên tập trung vào vấn đề giá cả. Bây giờ, ông Bernanke dường như sẵn sàng tiếp tục với QE cho đến tháng 6 như kế hoạch.

Những áp lực đè lên vai ECB dường như còn dữ dội hơn. Từ khi bắt đầu, ECB đã tránh hành động mua các trái phiếu chính phủ. Nhưng ECB đã bắt đầu mua vào từ tháng 5 năm ngoái bởi sự sụp đổ của niềm tin thị trường vào các khoản nợ của một số nước thành viên có thể khiến cho EU tan rã.

Các viên chức ECB giải thích rằng hành động mua trái phiếu của NHTW là cần thiết cho việc quản lý chính sách tiền tệ. Nếu không hành động như vậy,thị trường trái phiếu hoạt động bất thường sẽ không thể truyền quan điểm về lãi suất của NHTW đến nền kinh tế trong khu vực. Các viên chức này cũng rất thất vọng trước thất bại của các nhà chính trị liên minh châu Âu trong việc giải quyết khủng hoảng nợ trong khu vực. Cuộc khủng hoảng càng lan rộng, càng kéo uy tín của ECB đi xuống bởi hành động mua trái phiếu chính phủ. ECB đã giành được quyền phủ quyết đối với những vấn đề tài chính của một số nước: ECB đã thúc đẩy Ireland, nơi mà các ngân hàng đã hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn tài trợ của ECB, đồng ý sự cứu giúp từ EU và IMF.

Cuộc khủng hoảng đã khiến các giám đốc ngân hàng lạc lối trong các lý thuyết của họ và trở nên kém cỏi trong thực tiễn, nhưng lại đóng vai trò quan trọng không thể thiếu được. “Chỉ có họ mới có thể cung cấp được hầu hết thanh khoản rộng khắp hệ thống không có giới hạn trong thời gian rất ngắn,” Jaim Caruana, tổng giám đốc BIS, nói. Dù tốt hay xấu, thế giới đang ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào các ngân hàng trung ương của mình.
 
Quỳnh Như
Theo Economist
Nguồn: DVT

 

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!