Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Quản lý Nhà nước về bảo hiểm tiền gửi

Nhiệm vụ của BHTG là bảo vệ quyền lợi của những người gửi tiền tại các ngân hàng và các định chế tài chính khác khi họ gặp rủi ro về tiền gửi. Bài viết thể hiện quan điểm riêng của một luật sư có kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng.

Với góc nhìn của một luật sư và là người đã từng công tác trong ngành ngân hàng , tôi muốn đề cập đến một số điểm liên quan đến địa vị pháp lý của tổ chức BHTG để các cơ quan chức năng, các nhà lập pháp tham khảo trong quá trình xây dựng chính sách. Nếu việc thiết kế địa vị pháp lý của tổ chức BHTG không phù hợp sẽ ảnh hưởng về mặt xã hội vì đây là tổ chức bảo vệ cho hàng chục triệu người gửi tiền, ảnh hưởng đến chính sách an sinh xã hội.

Bảo hiểm tiền gửi: Bảo vệ quyền lợi người gửi tiền


Đồng thời, khu vực tài chính ngân hàng là khu vực hội nhập sâu rộng với thế giới, vì vậy khi xây dựng chính sách BHTG cần chú trọng tới thông lệ quốc tế để có thể tiếp thu được những tinh hoa, giá trị của việc xây dựng hệ thống BHTG hiệu quả.

Hiện nay, có những quan điểm khác nhau về việc xây dựng thiết chế cơ quan quản lý Nhà nước về BHTG. Có quan điểm cho rằng, tổ chức BHTGVN nên thuộc sự quản lý toàn diện của Ngân hàng Nhà nước. Có quan điểm cho rằng Ngân hàng Nhà nước chỉ nên quản lý một số lĩnh vực hoạt động của BHTGVN.

Với việc giao cho Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam có trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp, toàn diện đối với Bảo hiểm tiền gửi (BHTG) Việt Nam sẽ nảy sinh những bất cập khi tác nghiệp cũng như trong quá trình quản lý. Do vậy, việc lựa chọn nào cần phải được xem xét một cách thấu đáo để đảm bảo tính độc lập và hiệu quả của tổ chức BHTGVN trong việc thực hiện tốt nhất chức năng chủ đạo của mình, đó là: Bảo vệ người gửi tiền và góp phần duy trì sự ổn định hệ thống tài chính. Trong khuôn khổ bài viết này, dưới góc nhìn và quan điểm của một Luật sư, xin đề cập đến một số ý kiến liên quan đến địa vị pháp lý của tổ chức BHTGVN.

Thứ nhất: Theo quy định tại khoản 2 Điều 5 của Nghị định 89/1999/NĐ-CP thì Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập tổ chức bảo hiểm tiền gửi và phê chuẩn Điều lệ tổ chức và hoạt động. Nếu NHNN Việt Nam lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp, toàn diện đối với tổ chức BHTG. 

Nếu nói một cách hình ảnh một chút thì không khác gì một người thì khai sinh và một người khác lại có quyền quản lý. Quyền hạn của Thống đốc NHNN Việt Nam trong việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật thành viên Hội Đồng Quản Trị (HĐQT), Tổng Giám đốc và Trưởng Ban Kiểm soát của tổ chức BHTG Việt Nam là một trong những ví dụ minh chứng cho hình ảnh nói trên. 

Mô tả ảnh.
Giám sát rủi ro tài chính.

Nếu so sánh với Luật NHNN Việt Nam, ta sẽ thấy ở đây còn có sự mâu thuẫn và trái với văn bản có giá trị pháp lý cao hơn. Theo quy định tại Điều 1 Luật NHNN Việt Nam, “…Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng; là ngân hàng phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và ngân hàng làm dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ; Hoạt động của NHNN nhằm ổn định giá trị đồng tiền, góp phần bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống các tổ chức tín dụng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa….”. 

Trong khi đó, hoạt động của tổ chức BHTG, về bản chất vẫn dựa theo nguyên lý của hoạt động bảo hiểm. Đó là bù đắp rủi ro theo cơ chế lấy số đông bù cho số ít chứ không thuộc một trong các chức năng quản lý của NHNN. Ngoài ra, BHTG còn có chức năng giám sát rủi ro, góp phần ổn định hệ thống tài chính. Do vậy, quy định chức năng của NHNN như là một cơ quan quản lý của BHTG – một chức năng về bản chất là thuộc về Chính Phủ là không phù hợp với chức năng của Ngân hàng Nhà nước.

Thứ hai: Áp dụng BHTGVN thuộc sự quản lý toàn diện của NHNN sẽ làm Giảm tính độc lập tương đối của BHTG Việt Nam trong việc thực hiện chức năng bảo vệ người gửi tiền và duy trì ổn định hệ thống tài chính. 

Với tinh thần này, bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền là mục tiêu hàng đầu của BHTG. Nhiệm vụ cao cả của tổ chức này là để bảo vệ quyền lợi của những người gửi tiền tại các ngân hàng và các định chế tài chính khác khi họ gặp rủi ro về tiền gửi. 

Nhiệm vụ của BHTG là bảo vệ quyền lợi của những người gửi tiền tại các ngân hàng và các định chế tài chính khác khi họ gặp rủi ro về tiền gửi. 

Do vậy, BHTG cần được hoạt động một cách độc lập, đặc biệt là độc lập đối với NHNN. Vì thế, BHTG không thể bị lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp, toàn diện bởi NHNN - “ngân hàng của các tổ chức tín dụng” như đã được quy định tại Điều 1 của Luật NHNN Việt Nam. Điều đó sẽ làm giảm đi tính độc lập tương đối của BHTG Việt Nam.

Thứ ba: Nếu NHNN quản lý toàn diện BHTGVN sẽ làm cho hoạt động BHTG ở Việt Nam trái với “Nguyên tắc cốt lõi phát triển hệ thống BHTG hiệu quả” của Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng (BCBS) và Hiệp hội bảo hiểm tiền gửi quốc tế (IADI). 

Một trong số những nguyên tắc này là: “Tổ chức bảo hiểm tiền gửi cần hoạt động độc lập, minh bạch và có trách nhiệm giải trình và độc lập với những ảnh hưởng không mong muốn về chính trị và các ngành khác”. Hiện nay, trên thế giới có hơn 100 quốc gia có hệ thống BHTG. 

Trong số này thì hầu hết các tổ chức BHTG đều là một tổ chức độc lập và không trực thuộc Ngân hàng trung ương. Ví dụ, tổ chức BHTG Liên bang của Hoa Kỳ (FDIC) là tổ chức hoạt động độc lập với Chính phủ và chịu sự kiểm soát của Quốc hội; TCT BHTG Hàn Quốc (KDIC) là tổ chức độc lập trực thuộc Chính phủ… 

BHTG Việt Nam, muốn đạt được mục tiêu là hoạt động có hiệu quả của BHTG thì không thể đi trái với thông lệ quốc tế, trái với những bản chất và mô hình ưu việt mà các tổ chức BHTG thế giới trước đó đã áp dụng có hiệu quả.

Thứ tư: BHTG Việt Nam còn có một nhiệm vụ không thể thiếu, đó là - Bảo đảm sự an toàn của hệ thống tài chính - tiền tệ quốc gia, tránh đổ vỡ dây chuyền hoặc khủng hoảng. Do vậy, một tổ chức BHTG Việt Nam phải được độc lập thì mới phát huy hiệu quả trong việc thực thi nhiệm vụ của mình. 

Theo Báo cáo của Ngân hàng Thế giới sau khi nghiên cứu kinh nghiệm và số liệu của 1.700 ngân hàng trên 57 quốc gia đã đưa ra nhận định: “Ở những nước mà tổ chức BHTG có quyền can thiệp và chấm dứt BHTG thì các ngân hàng ổn định hơn và nguy cơ mất khả năng thanh toán thấp hơn. 

Tăng cường năng lực giám sát và thẩm quyền của tổ chức BHTG có thể tác động tích cực đến sự ổn định của hệ thống ngân hàng. Sự độc lập về mặt pháp lý và vật lý của tổ chức BHTG là yếu tố quan trọng để có mạng lưới an toàn tài chính hiệu quả”.

Mục đích của BHTG là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền. Do vậy, khi tổ chức BHTG được độc lập thì hiệu quả của chính sách BHTG mới được củng cố và ngày càng được nâng lên. Và như vậy, quyền lợi của người gửi tiền ngày càng được bảo vệ tốt hơn. “một hệ thống bảo hiểm tiền gửi được thiết kế cẩn trọng sẽ góp phần xây dựng lòng tin của công chúng trong hệ thống tài chính và nhờ vậy có thể hạn chế ảnh hưởng xấu gây ra bởi những ngân hàng gặp khó khăn.” Đó là khuyến nghị của Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng (BCBS) và Hiệp hội bảo hiểm tiền gửi quốc tế (IADI). Thiết nghĩ, BHTG Việt Nam cũng cần đảm bảo tính độc lập để thực hiện tốt sứ mệnh của Chính phủ giao cho, đó là bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền và góp phần duy trì ổn định hệ thống tài chính; cần có những chế định, những hành lang pháp lý cần thiết để điều chỉnh về tổ chức và hoạt động của nó. 

Nên chăng Ngân hàng Nhà nước chỉ thực hiện quản lý Nhà nước về những vấn đề liên quan đến các chỉ tiêu, tiêu chí giám sát tài chính ngân hàng để tạo sự thống nhất và phối hợp trong việc giám sát ngân hàng. Đồng thời, để tạo tính đồng bộ, bài bản phù hợp với thực tiễn khách quan thì Luật Bảo hiểm tiền gửi phải nhanh chóng được thông qua cùng với sự ra đời của các văn bản hướng dẫn, có xem xét đến tính độc lập như bản chất vốn có của tổ chức BHTG, xem xét đến mối quan hệ với các luật liên quan như Luật NHNN, Luật Các TCTD, Luật Phá sản…

Luật sư: Đặng Dung
Giám đốc Văn phòng Luật sư DDZ
Số 3 phố Linh Lang- Hà Nội

(Theo  // VietNamNet)

  • Đáp ứng vốn cho doanh nghiệp thu mua lúa gạo
  • Ngân hàng 2010: Áp lực nhiều phía (tiếp theo)
  • Các ngân hàng thừa 30.000 tỷ đồng vốn khả dụng
  • Được cho vay theo lãi suất thỏa thuận: tín dụng có tăng mạnh?
  • Bảo hiểm thế giới “rúng động” trước vụ chuyển nhượng kỷ lục
  • 702 ngân hàng Mỹ bị xếp vào danh sách "đen"
  • ADB giúp bảo đảm ổn định tài chính Việt Nam
  • Doanh số giao dịch liên ngân hàng đồng loạt giảm
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!