Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Sẽ định kỳ công khai dự trữ ngoại hối quốc gia

Tổng cục Thống kê vừa công bố hệ thống Chỉ tiêu thống kê quốc gia với 350 chỉ số thành phần. Trong đó, số liệu dự trữ ngoại hối có thể bắt đầu được công bố hằng quý kể từ 2012.

Hệ thống Chỉ tiêu thống kê quốc gia được xây dựng theo Quyết định của Thủ tướng, bao gồm 350 chỉ số, nhóm chỉ số thành phần và được chia thành 21 lĩnh vực: đất đai, dân số, lao động, doanh nghiệp, đầu tư - xây dựng, tài khoản quốc gia, tài chính công, tiền tệ, công nghiệp, thương mại, giá cả…

So với các chỉ tiêu trước đây được Tổng cục Thống kê tiến hành thu thập và công bố, Hệ thống Chỉ tiêu thống kê quốc gia có nhiều hơn 76 chỉ tiêu thành phần và được kỳ vọng là sẽ phản ánh đầy đủ, chính xác hơn tình hình kinh tế xã hội của Việt Nam. Tuy nhiên, việc tăng số lượng chỉ tiêu cũng đặt ra nhiều thách thức bởi theo Tổng cục Thống kê, với 274 chỉ tiêu hiện tại, cơ quan này và các Bộ, ngành, địa phương cũng chỉ đáp ứng được khoảng 70% nhu cầu công bố số liệu.

Tại hệ thống chỉ tiêu mới, lần đầu tiên Tổng cục Thống kê tiến hành thu thập và công bố một số số liệu liên quan đến tiền tệ, tài chính, chứng khoán, bảo hiểm… Trong đó có các chỉ tiêu về tổng phương tiện thanh toán, số dư huy động, dư nợ tín dụng, lãi suất, dự trữ ngoại hối, bội chi ngân sách, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài, chỉ số chứng khoán, số doanh nghiệp niêm yết…

Theo lộ trình thực hiện, phần lớn các chỉ tiêu nêu trên sẽ bắt đầu được thu thập và công bố ngay trong năm nay. Riêng dự trữ ngoại hối và 35 chỉ tiêu khác sẽ lần lượt được công khai trong giai đoạn 2012 - 2015. Theo Tổng cục Thống kê, số liệu dự trữ ngoại hối sẽ bao gồm ngoại tệ tại quỹ của Ngân hàng Nhà nước, tiền gửi - cho vay nước ngoài, quyền rút vốn đặc biệt tại IMF, vàng do Ngân hàng Nhà nước nắm giữ…

Trao đổi với VnExpress.net, ông Đỗ Thức, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho biết các số liệu trong Hệ thống Chỉ tiêu thống kê quốc gia sẽ được xây dựng và công bố ở mức tối đa có thể cho tất cả các đối tượng dùng tin. “Sẽ không có số liệu nào được xây dựng chỉ để dành riêng cho cơ quan quản lý”, ông Đỗ Thức khẳng định.

(Vnexpress)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!