![]() |
NHNN chỉ có thể điều chỉnh LSCB khi có dấu hiệu lạm phát cao quay trở lại. Ảnh: Chí Cường |
Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vẫn quyết định chưa thể tăng LSCB như dự báo của nhiều thành viên TTCK và kỳ vọng của các NHTM. Trong quyết định này, chắc chắn NHNN cũng đã phải cân nhắc rất nhiều lý do.
Xét từ phía NHNN, có thể có bốn lý do khiến cơ quan này chưa thể tăng LSCB trong điều kiện hiện tại.
Thứ nhất, quan sát cách thức điều hành của NHNN từ đầu năm 2010 đến nay cho thấy, cơ quan này quyết tâm thực hiện định hướng ổn định kinh tế vĩ mô của Chính phủ. Ổn định kinh tế vĩ mô, hiểu theo động thái của NHNN, là giữ cho các tham số như tỷ giá và lãi suất không biến động mạnh như các năm trước.
Điều này được thể hiện thông qua việc NHNN đã giữ cho tỷ giá USD/VND gần như cố định trong hơn một tháng qua (tỷ giá USD/VND liên ngân hàng được cố định ở mức 17.941) và hiện nay có vẻ NHNN cũng đang áp dụng cách thức này với thị trường tiền tệ thông qua việc cố gắng giữ cho LSCB ít biến động nhất, nhằm tránh phát đi tín hiệu về việc nới lỏng hoặc thắt chặt chính sách tiền tệ.
Thứ hai, NHNN chỉ có thể điều chỉnh LSCB khi có dấu hiệu lạm phát cao quay trở lại. Hiện nay, theo công bố của Tổng cục Thống kê, lạm phát vẫn ở trong giới hạn chấp nhận được với mức tăng trong tháng 1/2010 là 1,36% và luỹ kế 12 tháng qua khoảng 8%.
Như vậy, với mức lãi suất huy động hiện nay là 10,499% thì lãi suất thực vẫn dương và người gửi tiền vẫn có lợi. Do vậy, việc NHNN tăng LSCB, nếu có, sẽ được hiểu là cơ quan này dự báo lạm phát cao sẽ quay trở lại. Đây là điều NHNN không mong muốn.
Thứ ba, LSCB có ảnh hưởng lớn đến thị trường trái phiếu chính phủ. Việc tăng LSCB sẽ làm tăng lợi suất kỳ vọng đối với các giao dịch TPCP trên thị trường sơ cấp và thứ cấp. Lợi suất kỳ vọng tăng sẽ gây áp lực rất lớn lên kế hoạch phát hành TPCP nhằm huy động vốn để bù đắp thâm hụt ngân sách năm 2010.
Theo kế hoạch đã được Quốc hội thông qua, bội chi ngân sách 2010 sẽ vào khoảng 6,2%GDP, tương ứng mức thâm hụt khoảng 119,7 nghìn tỷ đồng. Phần bội chi này sẽ được bù đắp một phần bởi khoản vay 1 tỷ USD mới phát hành thành công và 56.000 tỷ đồng trái phiếu chính phủ dự kiến phát hành trong năm 2010. Khi lợi suất trái phiếu tăng, việc huy động 56.000 tỷ đồng sẽ khó khăn hơn và nếu huy động được, lãi suất mà Chính phủ phải trả hàng năm cũng sẽ tăng lên đáng kể.
Thứ tư, an toàn thanh khoản của hệ thống NHTM vẫn được đảm bảo mà chưa cần tăng LSCB do NHNN tăng cường lượng tiền cung ứng thông qua nghiệp vụ thị trường mở (khoảng 15 nghìn tỷ đồng/ngày) và kéo dài thời hạn cho vay lên 4 tuần, thay vì từ 1 đến 2 tuần như trước đây, đồng thời NHNN cũng không còn giới hạn số tiền một NHTM được vay qua kênh này.
Như vậy, có thể thấy, thông qua việc giữ nguyên LSCB ở mức 8%/năm, NHNN dường như đang muốn giành lại thế chủ động trong việc điều hành chính sách tiền tệ mà không đơn thuần chạy theo sau các NHTM.
Có thể, NHNN cũng muốn gây áp lực trở lại đổi với các NHTM để các ngân hàng này thực hiện việc cho vay ở một tỷ lệ hợp lý và tập trung vốn các lĩnh vực sản xuất, thay vì tập trung vào các lĩnh vực phi sản xuất như chứng khoán, bất động sản.
(*) Công ty cổ phần Đầu tư LiLi
(Theo TS. Nguyễn Văn Tiến (*) // Báo đầu tư)
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com