Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tăng thu nhưng không vui!

Thẩm tra báo cáo Chính phủ tại phiên khai mạc QH ngày 20-10, Ủy ban Kinh tế nhấn đến một số liệu nổi bật với bình luận rằng việc “huy động (cho) ngân sách Nhà nước giai đoạn vừa qua đạt (con số) quá cao: 28,4%/GDP”.

Sở dĩ cơ quan này chú ý vì kế hoạch thu ngân sách chỉ là 21%-22%/GDP. Nếu GDP mỗi năm của Việt Nam chừng 100 tỉ USD thì con số chênh lệch nói trên sẽ vào khoảng 7 tỉ USD, tương đương khoảng 147.000 tỉ đồng.

Vì thế nhận định của Ủy ban Kinh tế đưa ra là việc (tận thu) ấy “đã làm giảm tích lũy của doanh nghiệp và người dân”!

Lẽ dĩ nhiên việc tăng thu ngân sách là dấu hiệu đáng mừng bởi nó chứng tỏ “dân giàu thì nước mạnh”, có thêm tiền cho ngân sách thì các khoản đầu tư công và phúc lợi xã hội sẽ có thêm nguồn. Thế nhưng trong hoàn cảnh lạm phát gia tăng, cử tri nhiều nơi ca thán về giá trị đồng lương ngày một “teo tóp”; gần 5 vạn doanh nghiệp đóng cửa và dừng hoạt động do không “gồng” nổi chi phí sản xuất, kinh doanh thì con số 7% đó lại cực kỳ phản cảm!

Bởi số tiền đó lẽ ra phải để bù đắp cho số đông người làm công (hiện vẫn đang âu lo về lạm phát, hằng tháng vẫn đang phải nộp khá nhiều khoản thuế, phí cho các sinh hoạt cá nhân và gia đình) chứ không phải chỉ một nhóm nhỏ có mức thu nhập ở bậc một Luật Thuế thu nhập cá nhân.

Và cũng bởi số tiền đó lẽ ra nên dành hỗ trợ (gián tiếp) cho trên 30 vạn doanh nghiệp đang méo mặt vì hàng tồn kho (ước tính khoảng 5.000 tỉ đồng) bởi khách hàng (là số đông nói trên) đang phải cắt giảm chi tiêu, siết lại nhu cầu. Bài toán giảm phương tiện thanh toán (để chống lạm phát) đã có bước giải nhầm lẫn khi có người coi việc giảm thuế cho người lao động cũng là tăng tổng tiền, trong khi không tính rằng đó chính là cách kích cầu tiêu thụ nội địa!

Vì thế dễ hiểu vì sao sau khi đề nghị phân tích kỹ số liệu này Ủy ban Kinh tế đã yêu cầu Chính phủ “Rà soát cơ cấu lại thu - chi ngân sách Nhà nước một cách hợp lý, tăng đầu tư cho con người, bố trí nguồn lực đáp ứng thực hiện cải cách tiền lương, đảm bảo đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhà nước sống được bằng tiền lương ở mức trung bình khá trong xã hội”.

“Trong những năm tới, nghiên cứu các phương án để điều chỉnh giảm dần mức thuế thu nhập doanh nghiệp. Đổi mới chính sách thu từ đất đai, thu kinh doanh bất động sản, tăng mức thu thuế tài nguyên” - đề nghị của Ủy ban Kinh tế cũng là mong đợi của cử tri.

(Pháp luật TPHCM Online)

  • “Dẹp loạn chợ”... ngân hàng
  • Ngân hàng nào đáng bị sàng lọc?
  • Sàng lọc hệ thống ngân hàng
  • Bốn yêu cầu “chăm” vốn doanh nghiệp tại Techcombank
  • Fitch Ratings: ‘Xu hướng sáp nhập ngân hàng nhỏ sẽ rõ ràng hơn
  • Khó khăn vốn: Ngân hàng đang ngồi trên lửa
  • Bác tin đề nghị áp trần lãi suất liên ngân hàng
  • Vốn ngân hàng sụt giảm
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!