Song hành với xu hướng lạm dụng vốn quá mức thì hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam đang bị mắc bệnh sử dụng hệ số đòn bẩy tài chính quá cao.
Các nhà quản lý và giới phân tích hết sức bất ngờ trước tỷ lệ tăng trưởng tín dụng của 8 tháng qua chỉ ở mức 1,4% - 1,6%, nhất là khi chứng kiến tỷ lệ này lên tới hàng chục phần trăm mỗi năm kể từ 2008 đến nay trong khi tăng trưởng huy động vốn trên 10%.
Vấn đề này đã trở thành tâm điểm tại Diễn đàn “Kết nối ngân hàng - Doanh nghiệp: cơ hội nguồn vốn cuối năm 2012” do Báo Diễn đàn doanh nghiệp, VCCI, Hiệp hội ngân hàng phối hợp với Ngân hàng Phương Đông tổ chức.
Vào nhiều, ra ít!
Theo tiến sĩ Nguyễn Đại Lai (hiện công tác tại Trung tâm thông tin tín dụng - CIC, thuộc Ngân hàng Nhà nước), một trong những nút thắt cần tháo gỡ hiện nay là sự tắc nghẽn trong lưu chuyển tiền tệ. Mặc dù tính đến tháng 6/2012 so với 31/12/2011, M2 tăng 7%; tổng huy động vốn tăng 10,26% (tài liệu phục vụ phiên họp chính phủ tháng 8/2012 đưa ra là 11,23% - PV) nhưng tín dụng chỉ tăng 1,4% - 1,6%.
“Cần phải xem lại luồng tiền đi vào bên tài sản có của các tổ chức tín dụng như thế nào, cơ cấu cụ thể đối với tín dụng, đầu tư tài sản tài chính và đặc biệt là “khoản phải thu khác” là bao nhiêu...”, ông Lai nói.
Ông cho rằng, với đà tín dụng tăng thấp như vậy, trong khi quỹ thời gian của năm chỉ còn lại 4 tháng, sẽ không thể nào hoàn thành chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cả năm từ 8% - 10% vì những lý do sau:
Một, với quy mô tín dụng cả nền kinh tế khoảng 2,75 triệu tỷ đồng thì mỗi phần trăm tương ứng khoảng 27.500 tỷ đồng. Do đó, nếu một tháng tăng 2% dư nợ, tương ứng tăng 55 nghìn tỷ đồng (chưa tính số tiền đáo hạn nợ thu về trả cho người gửi sẽ được đầu tư qua các kênh khác); cộng với kênh đầu tư từ ngân sách ước tính 22 nghìn tỷ đồng/tháng. Như vậy, mỗi tháng nền kinh tế phải ngốn khoảng 77 nghìn tỷ đồng và đó là điều không thể, ngoại trừ chấp nhận lạm phát để cố hoàn thành chỉ tiêu.
Hai, năng lực hấp thụ vốn của doanh nghiệp quá thấp. Với kết quả tăng trưởng tín dụng cả 8 tháng chỉ 1,4% - 1,6%, đã cho thấy, phần lớn tín dụng bơm ra chủ yếu để trả nợ cũ, đảo nợ. Và phía sau là sự trì trệ của nền kinh tế thông qua năng lực hấp thụ vốn thấp. Có thể thấy rõ điều này thông qua sức mua giảm sút, cung hàng hóa lớn hơn cầu; chất lượng khách hàng vay thấp, khiến cho tổ chức tín dụng không tìm được địa chỉ để bán vốn.
Liên quan đến vấn đề tín dụng tăng thấp, chuyên gia Lê Văn Hinh (hiện công tác tại Trung tâm đào tạo Ngân hàng Nhà nước) đặt vấn đề một cách khá “ý tứ”: “Các nhà gồm: nhà nước, ngân hàng, doanh nghiệp, nên thay đổi cách ứng xử với đồng vốn theo cách cẩn trọng, nhằm hướng tới sự tăng trưởng bền vững, tăng trưởng kinh tế không thể dựa vào vốn như lâu nay”.
Theo ông Hinh, trong khi tích lũy nội bộ chỉ 30% - 32% GDP thì tổng đầu tư xã hội tới 40% - 45% GDP (trong đó đầu tư nhà nước chiếm 40% tổng đầu tư xã hội). Rõ ràng, cán cân “tiết kiệm - đầu tư” luôn trong tình trạng âm tới 15% GDP đã cho thấy nền kinh tế luôn thiếu vốn và phản ánh vào bức tranh tiền tệ - ngân hàng.
Song hành với xu hướng lạm dụng vốn quá mức thì hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam đang bị mắc bệnh sử dụng hệ số đòn bẩy tài chính quá cao.
Khảo sát từ 647 doanh nghiệp niêm yết đã cho thấy, tỷ lệ nợ phải trả/vốn chủ sở hữu theo giá trị sổ sách là 1,53 lần (tỷ lệ này ở Mỹ là 1,2 lần, Trung Quốc 1,06 lần). Trong đó, khối doanh nghiệp nhà nước có tỷ lệ này là 1,71 lần mà khối này lại sử dụng tới 32,1% tổng lượng tín dụng cả nước.
Ngân hàng phải làm gì?
Không khoanh tay đứng nhìn tình cảnh tín dụng èo uột như hiện nay, nhất là khi toàn ngành đang siết lại lề lối làm ăn, một số ngân hàng thông qua việc hạ lãi suất, đang tìm cách đẩy vốn ra các địa chỉ tin cậy hơn, dù mức độ còn dè dặt và đầy cẩn trọng.
Trong tháng 8/2012, HDbank triển khai gói cho vay cá nhân mức 8,6%/năm và cho vay doanh nghiệp 9%/năm trị giá 2 nghìn tỷ đồng; Vietcombank, VIB cho vay doanh nghiệp lãi suất 9% trong 3 tháng đầu, VPBank giảm lãi suất 2% so với cho vay thông thường.
Ông Phạm Linh, Phó tổng giám đốc Ngân hàng Phương Đông (OCB) cho biết, OCB đang triển khai 6 sản phẩm chủ lực cho vay doanh nghiệp ngành nhựa, kinh doanh gạo, kinh doanh cà phê, cho vay doanh nghiệp “xanh sạch đẹp”, phụ nữ kinh doanh và tài trợ các dự án sử dụng năng lượng hiệu quả với mức lãi suất ưu đãi: thấp hơn 1 - 1,5% (VND) và 0,5% - 1% (USD) so với các khoản tín dụng thông thường.
Tìm đúng địa chỉ, bán đúng giá vốn, đúng khả năng chịu đựng của doanh nghiệp là cách làm mà một số ngân hàng đang triển khai, dù trong lòng vẫn nuối tiếc hào quang xưa kia từ các lĩnh vực “siêu lời nhưng cũng siêu lỗ” như cho vay bất động sản, tiêu dùng, chứng khoán... Nhưng thà như vậy, còn hơn là biến ngân hàng thành công ty tài chính, ở chỗ, lấy tín dụng làm danh nghĩa, còn phần lớn nguồn vốn đẩy vào các lĩnh vực đầu tư rủi ro như từng xảy ra ở một số ngân hàng.
Ngoài ra, để tháo gỡ ách tắc tín dụng hiện nay, ông Nguyễn Đại Lai còn kiến nghị một số điểm sau.
Thứ nhất, các doanh nghiệp và hiệp hội ngành hàng cần phối hợp mở rộng thị trường theo nguyên tắc “buôn có bạn, bán có phường”; qua đó tổ chức các kênh phân phối hợp lý, kết nối chặt chẽ giữa sản xuất và tiêu thụ.
Thứ hai, Chính phủ nên có chính sách kích cầu nhưng kích vào năng lực tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ chứ không kích vào sản xuất, nhất là khi tồn kho đang cao như hiện nay và sức mua đang giảm sút mạnh.
Thứ ba, Ngân hàng Nhà nước nên làm đầu mối mua vốn của ngân hàng thương mại dư thừa với lãi suất bằng lãi suất tái cấp vốn do Ngân hàng Nhà nước ấn định trừ đi 1% và bán lại cho ngân hàng thương mại thiếu vốn bằng hoặc xấp xỉ lãi suất tái cấp vốn cùng kỳ nhưng không cao hơn lãi suất cho vay thị trường 1, nhằm tránh hiện tượng ngân hàng “cày xới trên lưng nhau”.
Thứ tư, Nhà nước sớm xóa bỏ mọi hình thức sở hữu chéo giữa doanh nghiệp với ngân hàng, không cho tổ chức tín dụng góp vốn, mua cổ phần doanh nghiệp; không cho tổ chức tín dụng góp vốn, mua cổ phần của nhau, nhằm tránh tình trạng vốn chéo, vốn ảo đang để lại những hậu quả xấu hiện nay.
Đó là ý kiến của các chuyên gia tại hội thảo 'Bảo hiểm hưu trí tự nguyện: Cơ hội cho doanh nghiệp và người lao động' do Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Báo Diễn đàn doanh nghiệp tổ chức ngày 30.7
Hơn 1 tháng kể từ ngày gói tín dụng 30.000 tỷ đồng có hiệu lực (ngày 1/6) đến nay, số doanh nghiệp (DN) được vay ngày một nhiều, còn người dân chỉ đếm trên đầu ngón tay. Nhiều chuyên gia cho rằng, ngân hàng (NH) đang lợi dụng chính sách dành cho người dân để cứu DN.
Gần đây, những Cty cho vay vốn xuất hiện nhan nhản trên mạng. Lấy mác nhân viên ngân hàng, mỗi ngày những Cty tài chính “ma” này có thể lừa kiếm vài chục triệu đồng trước mặt người cần tiền gấp mà họ không hề biết.
Gần một tháng kể từ khi Thông tư số 21 quy định về hoạt động cho vay, đi vay giữa các tổ chức tín dụng có hiệu lực, thị trường đang định hình các tác động và cả một số vấn đề xoay quanh nó.
Quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng được chia làm ba giai đoạn: củng cố thanh khoản, lành mạnh tài chính thông qua xử lý nợ xấu và tái cơ cấu hoạt động. Nhưng đến nay, khi kết thúc giai đoạn 1 thì tiến trình bị chậm lại.
Tờ Doanh Nhân dẫn lời chuyên gia cho rằng ở thời điểm này, khi kinh tế còn nhiều bất ổn thì đại đa số nhà đầu tư nên tính chuyện bảo toàn vốn hơn là tìm kiếm kênh đầu tư có lợi nhuận cao.
"Tham nhũng và lạm quyền trong khi thi hành công vụ tại địa phương tăng cao, gây hậu quả nghiêm trọng nhưng vẫn chưa có biện pháp khắc phục".
Một thước đo về an toàn thanh khoản hệ thống ngân hàng đang ở trạng thái dễ chịu nhất trong những năm gần đây, do có sự hỗ trợ tích cực từ nguồn vốn của dân cư.
Để không xảy ra tình trạng ngân hàng thiếu vàng để tất toán hợp đồng với người gửi vàng, theo một số chuyên gia trong ngành, Ngân hàng Nhà nước nên gia hạn một lần nữa thời điểm ngừng hoạt động huy động và cho vay vàng ra sau ngày 25-11.
Có một nét tương đồng giữa VIB với cổ đông chiến lược nước ngoài CBA đang thể hiện: thận trọng và tăng cường phòng thủ trước biến động bất lợi của nền kinh tế.
Ngày 6-8, Thanh tra Chính phủ đã có văn bản thông báo kết luận thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật tại Kho bạc Nhà nước Việt Nam, qua đó phát hiện nhiều sai phạm trong điều tiết thu ngân sách, tạm ứng vốn, áp dụng lãi suất tiền gửi...
Thanh khoản hệ thống dồi dào, thị trường ngoại hối ổn định, tăng trưởng tín dụng vẫn bế tắc và nhiều khả năng khó đạt được mục tiêu đề ra.. là những nét chính của thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm.
Số liệu từ Ngân hàng Nhà nước cho biết, 6 tháng đầu năm 2014, toàn hệ thống tổ chức tín dụng mua 200 nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ và tín phiếu Kho bạc Nhà nước, tương ứng khoảng 90% giá trị trái phiếu và tín phiếu do Chính phủ phát hành trong 6 tháng đầu năm.
“Để phát triển Phú Quốc trở thành một trung tâm dịch vụ du lịch lớn của cả nước và khu vực Đông Nam Á, cần thiết phải có những chính sách ưu đãi vượt trội”.
Đã đến lúc thế hệ Gen Y là động lực phát triển kinh tế chính của thế giới về tiêu dùng, đầu tư, tiết kiệm, dịch vụ tài chính…Do đó, họ sớm trở thành khách hàng quan trọng của ngân hàng bán lẻ.
TS. Trịnh Tiến Dũng, nguyên trợ lý Giám đốc Quốc gia - Trưởng ban Cải cách khu vực công UNDP Việt Nam cho rằng, nếu tính đủ cả nợ doanh nghiệp nhà nước thì mức nợ công hiện nay đã vượt quá trần nguy hiểm rất nhiều.
“Khủng khiếp”, đó là chữ được TS. Trịnh Tiến Dũng, nguyên trợ lý Giám đốc Quốc gia - Trưởng ban Cải cách khu vực công UNDP Việt Nam, dùng để nói về độ lớn mức vay nợ của các doanh nghiệp nhà nước, có liên quan mật thiết đến nợ công.
Đó là ý kiến của các chuyên gia tại hội thảo 'Bảo hiểm hưu trí tự nguyện: Cơ hội cho doanh nghiệp và người lao động' do Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Báo Diễn đàn doanh nghiệp tổ chức ngày 30.7
Bài viết này nhằm mục đích xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam thông qua một phương pháp tiếp cận đơn giản. Mô hình ước lượng của chúng tôi sử dụng cơ sở lý thuyết về lạm phát cho một nền kinh tế nhỏ và mở. Bài viết cố gắng đưa một một vài gợi ý thận trọng cho chính sách kiềm chế lạm phát ở Việt Nam trong giai đoạn thực hiện chính sách kích cầu.
Dù lạm phát vẫn đang ở mức thấp hơn so với năm 2008, nhưng tỷ lệ này tăng mạnh từ giữa năm 2009 và đang trở thành nguy cơ lớn nhất đối với Ấn Độ và Việt Nam. Trung Quốc; Singapore đã tuyên bố nâng giá đồng tiền; Ngân hàng Trung ương Ôxtrâylia, Ấn Độ, Malaixia, Philíppin và Việt Nam cũng đã lần lượt tăng lãi suất trong mấy tháng qua. Nỗi lo lạm phát gia tăng đang đè nặng lên các nền kinh tế Châu Á.
Với số nợ và mức thâm hụt thương mại quá lớn với Trung Quốc như hiện nay, Mỹ đã gia tăng áp lực bằng mọi cách buộc Trung quốc phải "thả lỏng" đồng nhân dân tệ. Ngày 15-4 sắp tới, Bộ Tài chính Mỹ sẽ phải đưa ra tuyên bố xem Trung Quốc có phải là “nước thao túng tiền tệ” hay không. Khả năng xảy ra cuộc chiến tranh tiền tệ mới là rất lớn, theo giới phân tích đây có thể là một phần của âm mưu toàn cầu nhằm thiết lập trật tự thế giới mới.
72% doanh nghiệp tư nhân VN căng thẳng vì vốn. Theo Standard Chartered đồng Việt Nam sẽ giảm giá hơn nữa trong thời gian tới và lạm phát của VN năm nay sẽ ở mức 8,9%. Cơ chế lãi suất trần không còn phù hợp với thực tế. Ngân hàng Nhà nước cần phải thay đổi cơ chế cũ bằng một cơ chế mới, nếu không sẽ gây ra sự đè nén, kiềm chế sự phát triển kinh tế cũng như làm cho sự lưu thông tiền tệ có những tắc nghẽn và biến tướng khó kiểm soát.
Trong một thời gian ngắn, nhằm khơi thông nguồn cung cầu trên thị trường ngọai tệ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã liên tục có 2 lần thay đổi tỷ giá giữa đồng Việt Nam và đồng đô la Mỹ. Nhiều chuyên gia dự báo sẽ có thêm một đợt thứ ba trong năm nay, nhưng chưa biết khi nào - có thể vào quý III năm 2010? Liệu có xuất hiện tâm lý bất an khi sở hữu đồng nội tệ ?
Năm 2009 là năm không yên ả đối với thị trường tài chính Việt Nam khi các lĩnh vực tiền tệ, ngoại hối, thị trường vốn đều biến động phức tạp và liệu thực tế này có tái hiện trong năm nay không lại là câu hỏi không dễ trả lời.
Quyết định của Ngân hàng Nhà nước cho phép các ngân hàng thương mại được cho vay lãi suất thỏa thuận đối với các khoản vay trung dài hạn và thu thêm phí đối với các khoản vay ngắn hạn đang gây phản ứng trái nhiều từ các góc nhìn quan sát. Lãi suất thoả thuận đối với các khoản cho vay trung dài hạn của doanh nghiệp có nơi lên đến 18%/năm. Nhiều ý kiến cho rằng, mức này đã đến giới hạn chịu đựng của doanh nghiệp.
Việt Nam đã vượt qua đáy suy thoái kinh tế nhưng thị trường tiền tệ vẫn chưa bền vững, rủi ro cao. Chính phủ nên tập trung ổn định kinh tế vĩ mô, không nên chạy theo giải pháp phá giá tiền đồng.
Theo nhận định của nhiều chuyên gia, thị trường nhà đất năm 2010 sẽ có nhiều áp lực cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước và thách thức trước sự đổ bộ nhiều hơn của nhà đầu tư nước ngoài. Giới đầu tư cần có góc nhìn thực tế hơn và họ sẽ phải đau đầu đối diện với thách thức chọn sản phẩm nào và bán cho ai.
Do nhu cầu nhà đất còn rất lớn nên việc đầu tư vào thị trường bất động sản hằng năm lợi nhuận có thể đạt từ 25%-30%, nếu gặp đột biến có thể lên đến 150%.