Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

4 nguy cơ với tiến trình phục hồi sau khủng hoảng

Bộ 3 công trình kiến trúc do Dubai World xây dựng: khách sạn Burj an-Arab (trái), Jumirah (phải) và Burj Dubai (giữa) ở ngoài khơi bờ biển Dubai.
Nhật báo Phố Wall của Mỹ ngày 5/1 trong mục phân tích và bình luận tài chính đã nêu ra 4 lý do để cảnh báo thế giới vẫn cần thận trọng khi xử lý tiến trình phục hồi sau khủng hoảng kinh tế tài chính vừa qua.

Một là nguy cơ chủ quyền. Tập đoàn Dubai World của Các tiểu vương quốc Arập Thống nhất bị vỡ nợ và cuộc khủng hoảng tài chính ở Hy Lạp năm qua nhắc nhở mọi người rằng vẫn còn những khoản nợ lớn chưa được thanh toán với những đảm bảo ngầm hoặc công khai từ các nước thân thiện.

Các nước này có sẵn sàng hậu thuẫn cho các khoản nợ đó hay không vẫn là một câu hỏi lớn.

Hai là chiến lược thoát hiểm. Thực tế nhiều ngân hàng trung ương các nước bắt đầu lên kế hoạch ngừng các khoản tiền cứu trợ khẩn cấp đồng nghĩa với việc sẽ có những biến động đáng kể trong thị trường trái phiếu vì chính các khoản tiền cứu trợ khẩn cấp nói trên đã giúp đẩy lãi suất xuống thấp đối với tất cả các loại tài sản. Trong bối cảnh kinh tế hiện nay, các nhà đầu tư cần cảnh giác trước mọi diễn biến của lạm phát tăng.

Ba là tăng trưởng chậm. Sự phối hợp giữa siết chặt tài chính và các chiến lược thoát ra khỏi chính sách tiền tệ hiện thời có thể dẫn tới suy thoái mới, tiếp ngay sau thời kỳ phục hồi.

Một nguy cơ khác là tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ giảm chậm, nhưng ở châu Âu vẫn tăng cao khiến nhu cầu tiêu dùng suy yếu cả ở châu Âu và Mỹ. Sự phục hồi chậm hơn dự kiến sẽ làm tăng nợ ngân hàng và gây sức ép lớn đến tình trạng thâm hụt tài chính của chính phủ.

Bốn là các quyết toán của ngân hàng. Hệ thống ngân hàng toàn cầu đã được hỗ trợ bởi những khoản vốn lớn và đã thu được lợi nhuận cao trong thời kỳ kinh tế thế giới khủng hoảng. Nhưng khu vực thương mại có thể dễ bị tổn thương trước mọi sự điều chỉnh giá tài sản.

Việc ngân hàng có thể đối phó được với các tổn thất ở mức độ lớn từ các khoản cho vay không thu hồi được vẫn là một câu hỏi lớn. Lợi nhuận trong thị trường trái phiếu tăng cao cũng gây sức ép lớn đối với các khoản tài chính đang được ngân hàng tài trợ.

Nhật báo Phố Wall nhấn mạnh với 4 lý do trên, dù trong năm 2010 có thể không có những biến động tài chính, nhưng các nhà đầu tư cần thận trọng vì không phải tất cả mọi thứ đều "thuận buồm xuôi gió"./.
 
(TTXVN/Vietnam+)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • “Cánh cửa” tín dụng vẫn hẹp
  • Thị trường trái phiếu toàn cầu: Đầy rẫy nguy cơ
  • Lợi nhuận ngân hàng không nhìn từ tín dụng
  • Thận trọng chỉ tiêu lợi nhuận 2010
  • Thanh khoản ngân hàng có đáng ngại?
  • Vì sao có tin đồn Dragon Capital thoái vốn?
  • Chạy đua lãi suất: Bản lĩnh nhà quản trị
  • Điều gì khiến đồng dollar xuống thấp ?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!