Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Âm thầm đua lãi suất, ngân hàng đẩy nhau vào thế bí

Khó huy động vốn nhưng không dám tăng mạnh lãi suất, nhiều ngân hàng tìm cách khuyến mãi. Chưa đầy một tháng sau khi đồng thuận loại bỏ khuyến mãi và thống nhất lãi suất huy động, nhiều ngân đã phá rào “bơm” khuyến mãi cho khách hàng.

Lãi suất thực tăng


Thông báo mới nhất phát đi từ Ngân hàng Nhà nước cho biết, trên thị trường, lãi suất VND ít biến động so với tuần trước. Tuy nhiên, theo Ngân hàng Nhà nước, một số ngân hàng thương mại có chi nhánh vẫn áp dụng các hình thức khuyến mại như tặng tiền mặt, cộng thưởng lãi suất, tiết kiệm dự thưởng làm cho lãi suất huy động thực tế cao hơn so với mức niêm yết như Ngân hàng Kỹ thương, Quốc tế, Á Châu, Việt Á, Việt Nam Thương tín.

Thực tế, đa số ngân hàng đều tránh khuyến mãi trực tiếp bằng lãi suất. Nhưng những cách làm như tặng quà bằng tiền mặt, tặng thưởng… thực chất đều làm lãi suất tăng lên đáng kể. Ngân hàng Quốc tế (VIB) thực hiện tặng tiền trực tiếp cho khách hàng với mức tối đa một triệu đồng. Theo tính toán, chỉ cần gửi 100 triệu đồng, khách hàng sẽ nhận 1 triệu tiền thưởng. Với cách này, khách hàng gửi tiền ở VIB được tăng lãi suất thêm 1%.

Bạo tay hơn, Ngân hàng Á Châu (ACB), khách hàng gửi tiền sẽ được cộng thêm lãi suất lên tới 0,2%. Ngay ở kỳ hạn 3 tháng, mức lãi suất (đã bao gồm khuyến mại) mà khách hàng được hưởng có thể lên tới 11,7%.
 
Tuy nhiên, do lo sợ những ngưỡng cản về: đồng thuận lãi suất 11,5%, không được khuyến mãi tăng lãi suất… nên đa số các khoản khuyến mãi của ngân hàng đều làm khá âm thầm, không rầm rộ. Thậm chí, một số chi nhánh ngân hàng, do cần vốn nên dù không có chương trình khuyến mãi nào nhưng lại thực hiện cách làm thỏa thuận lãi suất với từng khách hàng để huy động vốn. Đây là cách làm rất hiệu quả, nhất là đối với những khách hàng lớn.

Giảm lãi suất: gạt qua một bên

Trong khi những yêu cầu về giảm lãi suất chưa được thực hiện thì lãi suất thị trường lại liên tục tăng. Lý giải điều này, giám đốc một ngân hàng cho biết, huy động vốn, nhất là vốn từ các DN hiện nay ở mức 11,5% là rất khó. Chính vì thế, nếu duy trì mức lãi suất như đồng thuận, ngân hàng sẽ bị giảm vốn đầu vào.

Trong khi đó, cạnh tranh giữa các ngân hàng hiện nay là rất lớn. Nếu không có cách để hút khách, ngân hàng sẽ bị thua trong cuộc chạy đua thu hút vốn của khách hàng cá nhân. Còn các DN, họ có nguồn tiền lớn, rất nhiều DN sẵn sàng mặc cả lãi suất cao để có vốn… Vì thế, tất cả đang bị cuốn vào cuộc đua lãi suất mới.

Giám đốc chi nhánh ngân hàng một cổ phần ở Hà Nội khá bi quan khi nhận định, đua lãi suất thế này, ngân hàng đang dồn nhau vào thế bí. Cạnh tranh những tháng cuối năm sẽ rất khó khăn. Thực tế này cho thấy, các ngân hàng đang lo nguồn vốn, lo thanh khoản. Việc giảm lãi suất đang bị dẹp sang một bên.

Từ thực tế này, muốn giảm lãi suất chỉ còn cách trông chờ vào vốn liên ngân hàng, tái cấp vốn giá rẻ từ Ngân hàng Nhà nước. Tuy nhiên, trong tình trạng khó khăn chung thế này, thị trường liên ngân hàng sẽ khó huy động và lãi suất cao hơn.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu cho biết, trước mắt, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiến hành kiểm tra ngay những ngân hàng thương mại nào có lãi suất huy động vượt quá 12%.

(vietnamnet)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!