Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tỷ giá giảm mạnh, hàng nhập vẫn đắt

Dù giá USD, euro giảm sâu, nhưng hầu hết mặt hàng nhập khẩu vẫn “cố thủ” giá. Thậm chí, một số mặt hàng còn nâng giá tới 10 – 20% so với trước đó.

Giải thích cho việc không thể giảm giá các mặt hàng, nhiều doanh nghiệp cho rằng, hàng đã được nhập từ trước đó và rất khó để điều chỉnh giá cho phù hợp với tỷ giá hiện tại. Thậm chí, có doanh nghiệp lý giải rất vô lý là tăng giá vì ... tỷ giá VND/EUR tăng (?!).

Quyết không hạ!

Tại Hà Nội, các loại mỹ phẩm nhập khẩu từ châu Âu không hề giảm giá. Nước hoa Dolce & Gabbana The (loại 30ml nhập từ Anh) bán tại Trung tâm thương mại Parkson (Thái Hà, Hà Nội) giữ nguyên giá bán 1,19 triệu đồng/lọ, loại 50 ml giá 1,7 triệu đồng/lọ. Các loại son, mascara và mỹ phẩm của Bourjois nhập khẩu từ Pháp cũng vẫn giữ nguyên giá bán. Tại siêu thị điện máy Pico Plaza, máy hút mùi Fagor CRC90I, dạng ống, 650m3 nhập khẩu từ Tây Ban Nha vẫn có giá bán 9,95 triệu đồng/chiếc. Đại diện phía Công ty TNHH Châu Âu – Việt Nam, DN phân phối độc quyền mỹ phẩm Bourjois của Pháp tại Việt Nam cho hay, giá phân phối son, màu mắt, mascara đầu tháng tư vừa qua đã tăng với mức tăng tối đa 10%.

Tại TP HCM, các mặt hàng máy rửa bát, bếp ga điện từ của Công ty cổ phần Thế Giới Bếp (đường Sư Vạn Hạnh nối dài, P.12, Q.10, TP HCM) đều tăng giá bán. Máy rửa bát hiệu Bomann (nhập khẩu từ Đức), mã GSP 627 hiện có giá 23,7 triệu đồng/chiếc, trong khi môt tháng trước chỉ hơn 15 triệu đồng/chiếc. Bếp âm kệ (nhập khẩu từ Ý) của Công ty Cơ khí Bạch Đằng (đường Bạch Đằng, Q. Bình Thạnh) báo giá 20 triệu đồng/chiếc, cao hơn trước đó hai triệu đồng/chiếc. Giá các loại thiết bị nhà bếp nhập khẩu từ Ý, Đức như lò nướng, máy rửa chén của công ty này cũng cao hơn trước đó từ hai đến ba triệu đồng/chiếc…

Tương tự, dù tỷ giá đồng VND/USD đã xuống dưới ngưỡng 19.000 đồng/USD khá lâu, nhưng nhóm các mặt hàng nhập khẩu bằng USD như xe máy, ti vi LCD… cũng “bình chân như vại”. Tại cửa hàng Piagio (đường Trường Sơn, P.2, Q. Tân Bình), xe LXV 125 vẫn bán với giá 115 triệu đồng/chiếc, tương đương giá cách đây hai tháng. Các cửa hàng bán xe Air Blade trên đường Lý Tự Trọng (Q.1, TP HCM) vẫn bán xe nhập từ Thái Lan với giá 57 – 58 triệu đồng/ chiếc, tương đương giá dòng xe này từ sau Tết Nguyên đán…

Doanh nghiệp “ăn dày"

Ông Nguyễn Quang Đức, Trưởng phòng Marketing của Pico Plaza, cho hay: khi tỷ giá VND/EUR giảm xuống, dù rất muốn giảm giá bán ra đối với các sản phẩm nhập bằng đồng tiền này nhưng do nhà nhập khẩu và phân phối các thiết bị nhà bếp cao cấp Fagor tại Việt Nam không giảm giá cung cấp nên siêu thị buộc phải giữ nguyên giá bán.

Đại diện phía công ty Bạch Đằng cho biết: do đã giảm hàng nhập từ trước cộng với việc lạm phát gia tăng nên công ty không thể giảm giá sản phẩm. Trưởng phòng kinh doanh của một doanh nghiệp chuyên nhập khẩu các phụ tùng dệt may từ Đức, Ý tại TP HCM, thừa nhận, việc tỷ giá VND/EUR giảm xuống sâu như hiện nay giúp giảm tiền nhập hàng khá cao so với trước đó.

“Mặc dù cung cấp phụ tùng theo hợp đồng đã ký nhưng khi giao hàng, chúng tôi cũng phải giảm giá cho đối tác ít nhất từ 10 – 15% so với giá thời điểm tỷ giá cao như cách đây 2 - 3 tháng”, ông này nói. Chung quan điểm, ông Nguyễn Thanh Tiến, Giám đốc một công ty nhập khẩu phụ tùng xe hơi, nhận xét: “Tỷ giá VND/USD và EUR giảm như hiện nay mà doanh nghiệp không hạ giá bán hàng nhập khẩu thì quá vô lý; họ “ăn” cả lợi nhuận chênh lệch lẫn lợi nhuận từ tỷ giá”.

"Tăng nhanh, giảm chậm" là động thái phổ biến của các doanh nghiệp trong những thời điểm thị trường biến động. Thậm chí, giải thích cho việc tăng giá phân phối hồi tháng tư vừa qua, đại diện phía Công ty TNHH Châu Âu – Việt Nam còn nói rất vô lý là do tỷ giá giữa đồng VND/EUR thời gian qua tăng(?!).

Ngày 1/3, giá bán ra euro tại Vietcombank là 26.384 đồng/EUR. Cùng với khủng hoảng kinh tế tại Châu Âu, đồng EUR liên tục mất giá. Ngày 31/5, giá EUR bán ra tại Vietcombank chỉ còn 23.499 đồng/EUR. 

(Báo Đất Việt)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!