Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Áp lực tỷ giá

Kể từ đầu tuần tới nay, giá USD trên thị trường tự do đã tăng nhiệt trở lại, các ngân hàng thương mại cũng niêm yết giá mua vào - bán ra sát và kịch trần.

Ngày 1.10, tại Hà Nội, giá USD trên thị trường tự do mua vào bình quân ở mức 19.650 đồng/USD và bán ra 19.670 đồng/USD. So với hôm trước giá USD mua vào giảm hơn 10-20 đồng, còn giá bán ra vẫn được giữ nguyên. So với đầu tuần giá USD hiện tại đã cao hơn 130-150 đồng/USD, giá cao nhất ghi nhận tại một vài điểm kinh doanh ngoại tệ, bán ra ở mức hơn 19.700 đồng.

Tại các ngân hàng thương mại, giá mua bán USD cũng được đẩy lên cao trong những ngày qua. Ngày 1.10 tại ACB, Eximbank, Sacombank mua vào 19.480 đồng, bán ra đều kịch trần 19.500 đồng/USD. Riêng tại Vietcombank giá USD mua vào được niêm yết cao hơn là 19.490 đồng và bán ra 19.500 đồng/USD.

Trong khoảng 1 tháng, kể từ khi Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tỷ giá chính thức thị trường ngoại hối khá bình lặng. Biên độ chênh lệch mua bán cả trong ngân hàng và ngoài chợ đen khá hợp lý, chỉ vài chục đồng. Tuy nhiên, những ngày gần đây thì mọi chuyện đã khác.

Sự tăng giá ngày càng nhanh của đồng USD những ngày qua khiến nhiều người tỏ ra lo ngại về chính sách điều hành tỷ giá kém linh hoạt của NHNN. Nhưng ông Nguyễn Quang Huy, Vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối, giãi bày: “Trước đây chúng tôi đã thử điều hành chính sách tỷ giá linh hoạt “2 lên, 1 xuống” trong thời gian 2 tuần. Thị trường ngay lập tức căng cứng do ai cũng kỳ vọng tỷ giá chỉ đi về một hướng, tức chỉ có tăng. Trong vòng 2 tuần tỷ giá có lên có xuống, nhưng điểm lại người dân, doanh nghiệp, nhà đầu tư thấy tăng 30 đồng. Họ nghĩ, nếu bán ngày hôm nay thì thiệt, nên cứ đợi thêm một tí. Ai cũng đợi thì sẽ không ai bán ra cả.

Thị trường căng cứng, không có giao dịch”.

Chỉ có tăng, chưa bao giờ giảm

Có một thực trạng đã xảy ra lâu nay, là tỷ giá trong mấy chục năm qua chỉ có tăng không bao giờ giảm. Thống đốc Nguyễn Văn Giàu cho rằng, vấn đề “hóc búa” nhất của tỷ giá do thâm hụt cán cân thương mại, nhập siêu cao (9 tháng khoảng 8,6 tỉ USD) gây áp lực lên dự trữ ngoại hối. Trong khi đó, ngoại tệ đi vào chỉ có thể trông chờ chủ yếu từ nguồn vốn gián tiếp (FII), kiều hối, FDI. Nhưng FII đang giảm mạnh, nguồn kiều hối bình quân đạt 7 tỉ USD/năm, nhưng cũng không nhiều.

Về nguồn FDI, theo ông Nguyễn Ngọc Bảo, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ, là nguồn có vai trò hết sức quan trọng. Tuy nhiên thời gian qua, mặc dù lượng vốn đăng ký và giải ngân tốt, nhưng FDI lại thường “chảy” vào bất động sản, không đi vào ngành công nghiệp và sản xuất phục vụ xuất khẩu để thu về ngoại tệ. “Không thể cân đối được cán cân thanh toán, nếu FDI cứ chảy vào các lĩnh vực phi sản xuất”, ông Bảo nói.

Để giảm bớt áp lực về tỷ giá, giảm tâm lý kỳ vọng, găm giữ USD của người dân, theo ông Giàu ngoài chính sách điều hành tỷ giá tốt phải giải được bài toán về nhập siêu. Chừng nào thâm hụt thương mại còn diễn ra do nhập siêu, cán cân vãng lai vẫn bị âm, cán cân thanh toán tổng thể mất cân đối thì á

(Thanh niên)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Chạy đua đầu tư các thị trường mới nổi
  • Cạnh tranh dịch vụ kiều hối
  • Ngân hàng lại mở hầu bao cho nhà đất
  • Chính sách đẩy đưa, thị trường thiếu lửa
  • Bảo hiểm nội bộ: Tại sao không?
  • Bất lợi và triển vọng trong ngắn hạn
  • Biệt thự Đà Nẵng: Hướng đẹp đắt hàng
  • Thất thoát tài sản Nhà nước: “Điển hình là Vinashin”
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!