Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Bám phao chưa đủ

Đối với các DN đã đóng cửa, nguy cơ đóng cửa... thì cần phao cứu sinh khác

Đối với các DN đã đóng cửa, nguy cơ đóng cửa... thì cần phao cứu sinh khác
Với thực tế hiện nay, khi nhiều DN đang mang nợ cũ, hay đang khó khăn và nguy cơ đóng cửa... thì làm thế nào để vượt qua khó khăn ?

Thực tế ở VN cho thấy, hầu hết các DN kinh doanh dựa vào vốn ngân hàng là chủ yếu. Theo báo cáo của các NHTM, cơ cấu cho vay trung và dài hạn: ở khu vực ngân hàng là 40% tổng dư nợ. Tuy nhiên "trung và dài hạn" ở đây được hiểu là thời hạn trên 1 năm và dưới 2 năm là chủ yếu. Khảo sát của một số nhóm khoa học cho thấy, nếu cơ cấu cho vay trên 2 năm chỉ khoảng trên dưới 15% tổng dư nợ và còn khoảng 80% là dưới 2 năm. Điều đó gợi ý rằng, hoạt động kinh doanh và cụ thể các khoản vay của khu vực sản xuất là có "độ nhạy cảm" rất cao với lãi suất ngân hàng.

Thực tế năm 2007 và 2008 cho thấy, khi các NHTM bị cuốn vào vòng xoáy siêu lãi suất thì ngay lập tức cái tai hoạ ấy đã giáng xuống các DN và người vay trong nước. Đa số các NHTM trong nước đã tự động thay đổi tăng lãi suất đối với các hợp đồng tín dụng đã ký với lãi suất cố định. ngay khi NHNN đưa ra trần lãi vay vào năm 2008. Nhiều NHTM đã lại có chiêu khác là tìm mọi cách đẩy phí vào khách hàng (như áp các phí tư vấn, phí dự án ...).

Theo thống kê của Hiệp hội DNNVV về tác động khủng hoảng kinh tế đối với các DNNVV cho thấy, trong tổng số DN rất khó khăn chiếm khoảng 20%.

Hỗ trợ lãi suất không phải là phao cứu sinh cho DN mà đó là giải pháp hỗ trợ cho DN vượt qua khó khăn trong ngắn hạn.
Trong điều kiện đó, điều dễ hiểu là khi Chính phủ đưa ra chiếc phao cứu hộ "hỗ trợ lãi suất" là các DN ngay lập tức bám vào phao này. Từ phía sản xuất, với động cơ khắc phục các khoản thua lỗ từ quá khứ để sống lại từ đó để tồn tại và tiếp tục hoạt động kinh doanh có lãi, các DN chắc chắn sẽ đòi hỏi ngân hàng chấp nhận cho vay đảo nợ. Tuy nhiên, vừa qua, ngày 20/3/2009, Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Giàu đã chính thức công bố quan điểm rằng "Luật pháp nghiêm cấm triệt để hành vi đảo nợ". Như vậy, ngân hàng không chấp nhận cho vay đảo nợ. Theo các văn bản hướng dẫn chủ trương của Chính phủ, lãnh đạo các NHTM phải chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với các trường hợp hỗ trợ lãi suất không đúng quy định; nếu vi phạm, sẽ bị xử lý nghiêm khắc. Vậy khi không được phép nhưng hiện tại, các DN vẫn mong muốn được đảo nợ, thì rõ ràng, họ đang bám không đúng phao.

Thông tin trước báo giới, người lãnh đạo NHNN gần đây có thông điệp với hàm ý rằng, trước tiên DN phải tự cứu lấy mình. Cụ thể, các DN phải tự mình chủ động xem xét tiết giảm chi phí đầu vào, cùng với các chính sách hỗ trợ của nhà nước để giảm giá thành sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường nội địa và xuất khẩu. Nhà lãnh đạo cũng có thông điệp rất rõ ràng rằng khó có chính sách nào có thể bao cấp được duy trì mãi mãi. Trong Quyết định 131/CP cũng đã quy định chỉ hỗ trợ lãi suất đối với nhóm đối tượng được quy định trong quyết định này, giúp họ giảm bớt khó khăn chi phí vốn, duy trì việc làm và thu nhập cho người lao động, giải quyết tình trạng trì trệ trong sản xuất kinh doanh. Như vậy, việc đầu tư mới về công nghệ hay mở rộng dự án của DN là vấn đề chưa tính đến.

Một số nhận định cho rằng, với thực trạng lãi suất như vừa qua, cơ cấu vay nợ ngân hàng của DN và thực trạng về khu vực DNVN hiện nay, rõ ràng hỗ trợ lãi suất không phải là phao cứu sinh cho DN mà đó là giải pháp hỗ trợ cho các DN đã và đang hoạt động tương đối tốt và tốt vươn lên. Đối với các DN đã đóng cửa, nguy cơ đóng cửa, có nợ ngân hàng nhiều (nhất là nợ quá hạn)... thì cần phao cứu sinh khác, mặc nhiên các DN trước tiên phải tự cứu lấy mình để vượt qua khó khăn và thử thách. Các thông điệp từ khu vực DN cho thấy, nhiều DN hiện nay đang khó khăn (sắp đóng cửa, nợ nhiều,..) là thực sự và họ vẫn đang mong mỏi một cái phao để họ có thể bơi qua đoạn nước siết hiện nay.

( Theo Diễn đàn doanh nghiệp )

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • “Không nên quá lo lắng khi kết thúc gói kích cầu”
  • Suy giảm nhưng vẫn tăng trưởng dương
  • Cơ hội gần cho nhà đầu tư
  • Doanh nghiệp vẫn “kêu” khó tiếp cận vốn
  • Trái phiếu, bất cập và góc nhìn của Standard Chartered
  • World Bank: Nguy cơ khủng hoảng tài chính ở Việt Nam là thấp
  • Việt Nam vẫn là điểm đầu tư hấp dẫn
  • Mua bán trả góp: Thị trường còn bỏ ngỏ
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!