Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nhiều khả năng sẽ có một kết cục "bi đát" cho đồng tiền chung châu Âu

Theo cơ quan tình báo kinh tế (EIU), có gần 1 trong 7 khả năng cuộc khủng hoảng nợ đang diễn ra tại khu vực châu Âu sẽ ép các quốc gia thành viên xóa bỏ đồng tiền tệ chung và nâng cao khả năng về “cái kết thực sự của đồng tiền chung Euro”.  

Những nỗ lực nhằm vực dậy niềm tin của các nhà đầu tư vào khả năng thực hiện cam kết của các quốc gia ngập chìm trong nợ nần có thể khiến các thành viên yếu hơn của khu vực các quốc gia sử dụng đồng tiền chung Euro (Eurozone) trở nên lo lắng hơn về nhu cầu được đặt lên vai họ. Trong khi đó, các quốc gia có tình trạng tài chính tốt hơn lại có thể mất kiên nhẫn với việc phải chống đỡ cho các quốc gia thành viên khác trong trường hợp xấu nhất này hay trong kịch bản rủi ro cuối cùng. Khi đó, áp lực từ các phiếu bầu trong nước cho quyết định loại bỏ đồng tiền tệ chung này đối với các chính trị gia có thể trở thành “bất khả kháng”, khiến cả những “kẻ gây rắc rối” như Bồ Đào Nha hay Ai-len hay cả một nền kinh tế vững mạnh nào đó như Đức quyết định xóa bỏ trước khi các thành viên khác quyết định theo.


Có gần 1 trong 7 khả năng cuộc khủng hoảng nợ đang diễn ra tại khu vực châu Âu
sẽ ép các quốc gia thành viên xóa bỏ đồng tiền tệ chung

Theo các nhà nghiên cứu, có một kịch bản chiếm 15% khả năng xảy ra là “không sớm thì muộn mối liên kết giữa các quốc gia châu Âu trong nhiều thập kỷ qua sẽ vỡ tan và sư phát triển hướng tới liên minh bền chặt hơn sẽ tạm dừng lại”. Kịch bản chính của báo cáo với 50% khả năng lại cho rằng khu vực Eurozone sẽ phải loay hoay với cuộc khủng hoảng trong đó các quốc gia nợ nhiều nhất sẽ chấp thuận các giải pháp cải tổ nghiêm ngặt để cắt giảm thâm hụt và các thành viên vững mạnh hơn thì phải miễn cưỡng hỗ trợ để kiềm chế khủng hoảng. Tuy nhiên, ngay cả sự phân tích tương đối khả quan cho cuộc khủng hoảng này cũng dự đoán rằng một số quốc gia có thể rơi vào tình trạng vỡ nợ trong đó Hi Lạp được coi là quốc gia có khả năng nhất. Cuối cùng, kịch bản ít có khả năng xảy ra nhất với chỉ 10% là khu vực Eurozone sẽ trải qua một sự trỗi dậy khi các quốc gia nỗ lực kìm hãm tài chính công của họ.

Ngân hàng TW châu Âu mới đây cũng dự kiến sẽ tăng tỷ lệ lãi suất để chống lại tình trạng lạm phát khắp khu vực châu Âu nhưng có những lo lắng rằng động thái này sẽ khiến các điều kiện của khu vực này càng khó khăn thêm.

(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Lãi suất vô thừa nhận
  • Chất lượng đại lý: Ưu tiên mang tính chiến lược
  • Nếu không còn vàng và đôla?
  • Ăn lãi hai lần khi bán hàng bằng đôla
  • Bất động sản: Nhà đầu tư ngoại đang lo điều gì?
  • Sẽ mất khoảng 5 tỷ USD để duy trì tăng trưởng thị trường BĐS?
  • Việt Nam hoá nguồn lợi logistics
  • Rầm rộ sàn chui
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!