Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Bơm tiền ào ạt qua VAMC, nợ xấu sẽ lại như cũ

Theo bà Lee Chui Sum, NHNN nên bơm tiền một cách từ từ và thông báo rõ ràng kế hoạch hành động tới toàn thị trường.

Ngày 15/01/2013 tại khách sạn De I'Opera, Hà Nội, Công ty Tài chính quốc tế (IFC, một thành viên của Ngân hàng thế giới) đã tổ chức buổi Hội thảo Chia sẻ kinh nghiệm về quản lý nợ và Xử lý nợ xấu đối với Việt Nam.

Bên lề hội thảo, phóng viên CafeF đã có cuộc trao đổi với bà Lee Chui Sum, Giám đốc cấp cao (Senior Executive Director) của PWC Malaysia về chủ đề này.

- Như bà đã biết, phương án xử lý nợ xấu của Việt Nam bao gồm việc thành lập Công ty quản lý tài sản (VAMC). Trái phiếu do VAMC phát hành có thể được đem lên chiết khấu lấy tiền tại Ngân hàng nhà nước Việt Nam (NHNN). Theo bà, điều này có thể gây ra lạm phát?

Bà Lee Chui Sum: Theo tôi hiểu, động thái này sẽ giúp cải thiện thanh khoản và có thể tác động tới lạm phát. Nhưng tôi không nghĩ chúng ta có thể nói chắc chắn là sẽ có lạm phát cao. Việc này còn phụ thuộc vào rất nhiều biện pháp mà chính phủ có thể thực hiện để kiềm chế lạm phát.

Không nên hiểu cứ bơm tiền vào hệ thống là sẽ gây ra lạm phát, nhưng rõ ràng lạm phát phải được theo dõi chặt chẽ và kiềm chế bằng nhiều biện pháp khác nhau.
 
- Theo một số nguồn tin, số tiền này có thể rất lớn, liệu thông tin này có tác động tới quan điểm của bà về vấn đề này?

Bà Lee Chui Sum:Số tiền có thể rất lớn, nhưng vấn đề ở đây là liệu NHNN có bơm toàn bộ số tiền ấy ra cùng một lúc hay họ sẽ bơm dần dần. Mọi chuyện tùy thuộc vào NHNN. Nếu họ bơm tất cả vào hệ thống cùng một lúc, tôi nghĩ rủi ro lạm phát sẽ cao đấy.

Nếu bơm dần dần, họ có thể quản lý dòng tiền bơm vào hệ thống tốt hơn nhiều. Tôi lấy ví dụ NHNN có thể bơm ra 25% tổng số tiền “rất lớn” kể trên trong năm thứ nhất, rồi 30% trong năm thứ hai. Nhờ thế, khối lượng tiền bơm ra được kéo dãn.

Theo tôi như thế tốt hơn nhiều. Về phía các NHTM, họ có thời gian điều chỉnh kế hoạch kinh doanh dựa trên dòng tiền kỳ vọng. Nếu tiền về cùng một lúc, tín dụng từ phía các NHTM sẽ làm ngập thị trường. Kết quả là độ hai năm nữa, vấn nạn nợ xấu sẽ lại như cũ.

- Bà có nghĩ NHNN nên thông báo một cách rõ ràng với thị trường về cả quy mô lẫn lịch trình chi tiết của đợt can thiệp sắp tới?

Bà Lee Chui Sum: Có chứ. Thực tế thì chúng ta nên được biết một kế hoạch toàn diện thay vì chỉ làm từ từ từng bước một. Nếu muốn xây nhà, bạn sẽ cần một bản thiết kế, phòng khách ở đâu, phòng bếp ở đâu, hay vì mẹ già rồi không lên xuống cầu thang được nên phải bố trí một phòng ở tầng trệt. Và đó mới là những thứ rất đơn giản.

Nhưng bạn không thể nói: “À tôi muốn xây một ngôi nhà. Nhà có bốn bức tường, còn lại thì chưa biết.” Vấn đề ở đây là bạn đặt cái gì vào trong bốn bức tường ấy?.

- Sau khủng hoảng tiền tệ 1997, Malaysia đã giải quyết vấn đề tồn kho bất động sản như thế nào?

Bà Lee Chui Sum: Đây là một vấn đề khó. Đến nay, chúng tôi vẫn còn những dự án bỏ hoang từ hồi 1997, có điều là ít hơn thôi. Thời gian qua đi, các ngân hàng được tái cấp vốn và nền kinh tế tốt dần lên nên rất nhiều dự án đã được hoàn thành.

Phần lớn các dự án này thuộc sở hữu tư nhân nên chính phủ sẽ không vào cuộc và “hồi sinh” chúng. Chính phủ có mua lại một số dự án nhà ở có chi phí thấp để dành cho người nghèo, nhưng với những dự án còn lại, chính phủ mặc kệ các công ty tư nhân.

Malaysia là một xã hội tuân thủ luật chơi của thị trường tự do, chính phủ không can thiệp vào công việc của khu vực tư.

- Vậy thị trường bất động sản “thoát chết” chỉ nhờ kinh tế phục hồi?

Bà Lee Chui Sum: Đúng thế, chính phủ chỉ nên làm đến vậy thôi.

- Vâng, xin cảm ơn bà!
 
(Theo Cafef)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Giảm lãi suất cho vay: Giấc mơ 2013
  • HSBC “lạc quan thận trọng” về kinh tế Việt Nam 2013
  • Vốn ngoại và điều “bâng khuâng” của Thống đốc
  • Ba kịch bản tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2013
  • Standard Chartered: “Con tàu Việt Nam dần thẳng hướng”
  • Tiền mặt đang ở đâu?
  • Gian khổ tìm vốn thời “chứng” khó
  • Xử nợ xấu: Ngân hàng Nhà nước chuẩn bị gì?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!