Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Bơm tiền ra có tạo áp lực lạm phát mới?

Hiện nay lãi suất huy động đã lên tới mức 13,5%, 15%/năm và cá biệt lên đến 17 – 18%/năm, gây khó cho cả doanh nghiệp (DN) và ngân hàng. Để kìm lãi suất, một biện pháp tình thế hữu hiệu là bơm tiền, nhưng có ý kiến lo ngại việc này sẽ tạo áp lực lên lạm phát. Phóng viên đã có cuộc trao đổi với chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành về vấn đề này.

Hiệp hội ngân hàng cùng với các thành viên đã có đồng thuận về mức trần huy động là 12%/năm cho VND. Tuy nhiên, những ngày gần đây, các ngân hàng thành viên đều “phá rào” mức chuẩn trên. Ông nhận xét gì về điều này?


Từ trước tới nay, chúng ta đã thấy có nhiều cái chưa đồng thuận giữa các ngân hàng. Nếu nói có sự đồng thuận thì chỉ là đồng thuận trong buổi họp rồi sau đó "ai về nhà nấy". Thực tế cho thấy, mỗi ngân hàng chỉ làm việc theo quyền lợi của ngân hàng mình.

Ngoài ra, Chính phủ cũng không có chính sách nhất quán về lãi suất. Cách đây vài tháng, Chính phủ cũng như Ngân hàng nhà nước (NHNN) đã họp các ngân hàng lại, yêu cầu hạ lãi suất. Các ngân hàng cũng họp nhau lại và cũng đồng thuận hạ lãi suất. Cách đây vài tuần, ngày 4/11, ông Lê Đức Thúy, đại diện cho Chính phủ tuyên bố rằng thả nổi lãi suất. Nghĩa là không khuyến khích hạ lãi suất nữa, để tự do, tức là nó sẽ tăng và thực tế là bây giờ lãi suất đã  tăng.

Thực tế hiện nay lãi suất huy động đã lên tới mức 13,5%, 15%/năm và cá biệt lên đến 17 - 18%/năm. Vậy, lãi suất cao ảnh hưởng gì đến sản xuất của DN?

Về việc này thì các DN cũng đã có ý kiến trong suốt năm nay. Hiện nay, chỉ có 7 - 8% DN làm việc được, trên 8% DN khó khăn, trên 10% các DN đắn đo trước khi vay, 17 - 18% DN bắt buộc phải vay để tồn tại, tức là không thể làm ăn có lãi với lãi suất ngân hàng cao như vậy được.

Trường hợp lãi suất 17 - 18 % thì đa số DN không thể làm ăn một cách bền vững. Như vậy, nền kinh tế sẽ bị chững lại. Vì DN là động cơ của nền kinh tế, nếu động cơ ngừng lại thì nền kinh tế ngừng lại.

Có nhiều DN không thể ngừng được, buộc phải làm việc nhưng phải hy sinh lợi nhuận của mình. Có nhiều DN thông báo, trong vòng 2 - 3 tháng nữa không có lãi. Tuy nhiên, không có lãi nhưng cũng chưa thể lỗ được nên vẫn tiếp tục hoạt động.

Các DN phải tiếp tục sản xuất, cung ứng sản phẩm nhằm "giữ chỗ" trên thị trường, vì thế không thể "ngày một  ngày hai" mà khóa cửa. Hiện nay có 1 số DN bắt buộc phải hoạt động với lãi suất cao, nhưng đấy là việc bắt buộc thôi. Còn không tạo được ra lợi nhuận không phải là nền kinh tế phát triển.

Còn một số DN không hoạt động được thì phải sa thải nhân viên, hoạt động cầm chừng để tồn tại hoặc tạm thời đóng cửa nghỉ ngơi.

Về phía ngân hàng thì sao, thưa ông?

Ngân hàng cũng có nhiều khó khăn, vì tăng lãi suất không có nghĩa là tăng số tín dụng. Mà ngân hàng muốn hoạt động thì phải cho vay, tức là tăng số tín dụng. Nhưng tăng lãi suất lại hạn chế vấn đề tín dụng.

Khi tăng lãi suất, các DN ăn nên làm ra tốt lại không vay, DN cần phải vay đôi khi làm những việc nhiều rủi ro. Và như thế, đối với ngân hàng cũng hết sức phải cẩn trọng, xem thử với lãi suất cao như thế thì người vay là ai, vay để làm gì, mức độ rủi ro đến đâu, bởi vì những vấn đề này sẽ tạo nên những cái gọi là cho vay xấu, nợ khó đòi...

Thưa ông, một giải pháp tình thế để hạ lãi suất đang có nhiều ý kiến khác nhau là việc NHNN bơm tiền ra. Nhưng bơm tiền sẽ càng tạo áp lực lên lạm phát, ông có nghĩ như vậy?


Không phải NHNN bơm tiền ra mặc nhiên nó có lạm phát, chưa ai có thể chứng minh được vấn đề đó. Ngược lại, chúng ta thấy rõ rằng, với lãi suất tăng lên như thế đã tăng áp lực lên lạm phát. Lãi suất cao, chi phí đầu vào cao. Đối với DN nhập khẩu, họ phải mua nguyên liệu với giá cao, hoạt động với lãi suất cao, đẩy giá thành lên cao và giá bán lên cao, ảnh hưởng đến chỉ số CPI...

Rõ ràng, lãi suất cao là tác nhân đẩy giá tiêu dùng lên cao mà ta tạm gọi là lạm phát chứ không phải tiền trong nền kinh tế nhiều mà gây ra lạm phát. Hiện nay, chúng ta thấy rằng, nền kinh tế đang thiếu tín dụng, chưa đạt được con số 25%, DN khát tín dụng chứ không phải là nhiều tiền ở trong nền kinh tế.

Ngược lại, chính sách tài khóa của nhà nước đi ngược lại với chính sách kiềm chế giá tiêu dùng. Một mặt, Chính phủ kìm tín dụng, một mặt đẩy ra nền kinh tế rất nhiều tiền qua sự đầu tư công, vào trong những dự án thiếu hiệu quả kinh tế.

Và rất nhiều sự rò rỉ chảy ra ngoài và chính sự rò rỉ đó là số tiền trôi nổi đẩy giá vàng lên, đẩy giá USD lên. Chính nguồn tiền ấy tạo ra áp lực lạm phát.

Chính sách tài khóa của Chính phủ là một trong những tác nhân đẩy giá tiêu dùng lên, tạo áp lực lên lạm phát, đẩy giá vàng, giá USD lên chứ không hẳn là việc NHNN bơm tiền ra.

Vậy theo ông, cần có giải pháp nào để giảm lãi suất, giúp DN tiếp cận được nguồn vốn?

Để giảm lãi suất, tôi thấy có 2 vấn đề cần giải quyết. Thứ nhất, đối với chính sách tài khóa, Chính phủ không nên đẩy ra số tiền của ngân sách vào trong những dự án không có hiệu quả kinh tế, mà còn tạo ra rò rỉ.

Vấn đề thứ hai là do lãi suất quá cao, không đủ tín dụng cho DN hoạt động thì NHNN cần có ngay chính sách cung ứng đầy đủ lưu lượng tiền tệ, để DN có thể tiếp cận được nguồn tín dụng với lãi suất thấp.

(tamnhin)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Lạm phát “bốc hỏa”
  • Thị trường bảo hiểm PNT: “Ngấm đòn” suy thoái?
  • Vì sao đồng USD yếu đi?
  • Nóng dần nguy cơ chiến tranh tiền tệ
  • Đất ven đô Hà Nội: Thanh khoản kém, giá tăng đều
  • 'Sống chung' với lạm phát
  • Tổ chức phi lợi nhuận, mảnh đất mới cho nhà đầu tư
  • Khi gánh nặng dồn lên chính sách tiền tệ
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!