Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Các bài toán sau tăng tỷ giá

Với việc thêm một lần tăng tỷ giá USD/VND trong ngày 18/8 vừa qua, một số tác động cần phải được tính toán kỹ.

Giá nguyên liệu thế giới bình quân trong 7 năm từ 2002-2009 (trừ năm 2008)

Nếu như mục tiêu của việc tăng tỷ giá USD/VND như vừa qua chỉ là để khuyến khích XK, đồng thời hạn chế NK để kiềm chế nhập siêu thì hiệu quả của giải pháp này cần phải xem xét. Thực tế cho thấy, chỉ tính trong vòng hai năm (từ tháng 3/2008 đến tháng 2 năm nay), sau 6 lần tăng, giá USD so với VND đã tăng 20,4%, nhưng nhập siêu của VN vẫn cao. Trong khi đó, lạm phát của nền kinh tế nước ta cũng không thấp.

Trúng đối tượng ?

Với tổng kim ngạch XK đạt 38,266 tỷ USD như trong bảy tháng đầu năm nay, thay vì 730,88 nghìn tỷ đồng, tổng doanh thu XK sẽ được tính thành 746,187 nghìn tỷ đồng, tăng 15,306 nghìn tỷ đồng và xấp xỉ 2,1%. Đây đương nhiên là nguồn động lực rất quan trọng thúc đẩy các DN tiếp tục đẩy mạnh XK.

Tuy nhiên, trên thực tế, do cơ cấu của “rổ hàng hoá XK” nước ta, không phải hoạt động XK nào cũng có thể tăng nhờ nguồn động lực này. Điển hình nhất trên phương diện này là một loạt mặt hàng nông sản chủ lực XK đã, hoặc hầu như đã đạt tới giới hạn phát triển, hoặc nhóm hàng dầu mỏ và khoáng sản XK hoặc là bị giới hạn bởi tiềm năng, năng lực sản xuất..., hoặc bị giới hạn bởi chủ trương hạn chế XK thô như hiện nay, nên sẽ khó có thể tăng thêm.

Cũng do cơ cấu của “rổ hàng hoá NK”, tác động kiềm chế NK của giải pháp này cần được đánh giá kỹ. Trước hết, với tổng kim ngạch XK vượt trội 45,709 tỷ USD như trong bảy tháng đầu năm nay, thay vì 873,041 nghìn tỷ đồng, tổng doanh số NK sẽ được tính thành 891,326 nghìn tỷ đồng, tức là tăng đột biến 18,284 nghìn tỷ đồng và cũng xấp xỉ mức tăng 2,1%.

Tuy nhiên, trong “rổ hàng hoá NK” của hiện nay có khoảng 60 - 65% hàng hoá là nguyên, nhiên, vật liệu phục vụ sản xuất và gần 30% là máy móc, thiết bị. Rõ ràng, đối với tuyệt đại bộ phận những hàng hoá dù đắt vẫn cứ buộc phải “xài”. Như vậy tác động hạn chế NK để kiềm chế nhập siêu sẽ bị hạn chế. 

Sau 6 lần tăng, giá USD so với VND đã tăng 20,4%

Như vậy, cần phải có những chính sách lớn trong cơ cấu XNK thì mục tiêu “kép” khuyến khích XK, đồng thời hạn chế NK để kiềm chế nhập siêu mới có thể đạt như mong muốn. Việc quyết định tăng mạnh tỷ giá USD từ 18.200 VND lên 19.100 VND (tăng 3,24%) vào ngày đầu trung tuần tháng 2 năm nay, nhưng NK ngay trong tháng này vẫn “leo thang” rất mạnh và liên tục đứng ở mức rất cao trong những tháng sau đó, trong khi XK vẫn “khi trồi, lúc sụt” khiến tỷ lệ nhập siêu hiện nay vẫn ngấp nghé ngưỡng 20% cho thấy rất rõ điều đó.

Tác động lạm phát

Giải pháp tăng tỷ giá USD/VND cũng cần được xem xét trong điều kiện giá cả thế giới có nhiều khả năng nhích lên trong những tháng cuối năm.

Các số liệu thống kê của IMF cho thấy, sau khi tăng hầu như liên tục trong bốn tháng đầu năm, giá nguyên liệu thế giới nói chung đã giảm mạnh 7,04% trong tháng 5, còn trong tháng 6 cũng tiếp tục giảm 1,9%, nhưng trong tháng 7 đã tăng nhẹ trở lại (tăng 1,25%). Tuy nhiên, tính đến thời điểm cuối tháng bảy vừa qua, giá nguyên liệu thế giới vẫn còn thấp hơn khá nhiều so với mức tăng bình quân cả năm đã được dự báo,  nên có nhiều khả năng sẽ tiếp tục tăng trong những tháng cuối năm.

Các số liệu thống kê của định chế tài chính quốc tế này cũng cho thấy “thông lệ” giá nguyên liệu của thị trường thế giới trong những tháng cuối năm đều tăng mạnh.

Nếu như giá nguyên liệu thế giới trong những tháng cuối năm nay cũng diễn ra theo “thông lệ” đó, với đặc thù của nền kinh tế VN như đã nói ở trên, lạm phát gần như chắc chắn sẽ tăng mạnh hơn. Bởi lẽ, tác nhân đặc biệt quan trọng bên ngoài này đương nhiên còn “cộng hưởng” với hai tác nhân khác ở bên trong nền kinh tế.

Trước hết, như đã nói ở trên, tỷ giá USD/VND tăng đương nhiên làm cho tổng doanh thu XK và doanh số NK tính bằng VND đều tăng một cách tương ứng. Trong đó, nếu như giá hàng tiêu dùng NK tính bằng VND tăng làm cho “rổ hàng tiêu dùng” phình ra một cách tương ứng, mà việc giá nguyên liệu NK cũng tính bằng VND tăng chắc chắn cũng làm cho “rổ hàng hoá” sản xuất từ các nguyên liệu này cũng phình ra.

Không ít hàng hoá XK tăng giá do tỷ giá USD/VND tăng cũng có thể khiến cho giá những hàng hoá này tiêu thụ ở thị trường trong nước tăng theo.

Không những vậy, ngay cả không ít những hàng hoá XK tăng giá do tỷ giá USD/VND tăng cũng có thể khiến cho giá những hàng hoá này tiêu thụ ở thị trường trong nước tăng theo. Việc giá gạo XK tăng mạnh hoặc giảm mạnh cũng khiến giá lúa gạo trong nước tăng hoặc giảm tương ứng lâu nay chính là ví dụ điển hình nhất về phương diện này. Nói cách khác, trong khi giá của bản thân các hàng hoá xuất, NK tính bằng USD sẽ “cộng hưởng” với yếu tố tỷ giá tăng làm cho các “rổ hàng hoá” này càng bị “khuyếch đại” lớn hơn.

Theo tập quán của nền kinh tế nước ta, XNK hàng hoá vào dịp cuối năm cũng tăng mạnh, khiến cho quy mô XNK tính bằng VND càng tăng vọt.  Trong đó, như đã nói ở trên, yếu tố đáng ngại nhất trong “bộ ba” này và cũng là yếu tố bất khả kháng chính là “ẩn số” giá nguyên liệu thế giới.

Như vậy, tác động “kép ba” nói trên buộc chúng ta phải cảnh giác với tình trạng lạm phát có thể bị gia nhiệt trong những tháng cuối năm.

Bên cạnh đó, điều cũng quan trọng không kém là việc tăng tỷ giá USD/VND bất ngờ như vậy chắc chắn cũng làm đảo lộn không ít hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN. Bởi lẽ, với việc vay vốn bằng ngoại tệ thì với sự thay đổi này, mức nợ gia tăng, giá cả nhiều hàng hoá sẽ phải nâng lên để giảm lỗ...   

 Nhìn chung, kiềm chế nhập siêu để ổn định kinh tế vĩ mô tuy là vấn đề bức xúc, nhưng rõ ràng đây là bài toán không đơn giản.

Nhiều ngân hàng đẩy lãi suất huy động USD lên tới 5,3%

Hiện trên thị trường, nhiều ngân hàng cổ phần đã đưa mức lãi suất huy động USD cao nhất lên 5% - 5,3%/năm. Lãi suất huy động USD tăng, lãi suất cho vay đầu ra cũng dâng lên để đảm bảo chênh lệch sinh lãi. Trong khi đó, lãi suất cho vay VND đã giảm đáng kể và đang đứng trước yêu cầu giảm tiếp. Nhiều chuyên gia phân tích nhận định, khi chênh lệch lãi suất vay vốn giữa VND và USD rút ngắn, và đang có xu hướng tiếp tục rút ngắn, sẽ hạn chế nhu cầu vay ngoại tệ.

Theo lý giải của lãnh đạo một ngân hàng, lãi suất huy động USD phải tăng khi từ đầu năm đến nay huy động ngoại tệ tăng trưởng âm, trong khi tăng trưởng cho vay lên cao, ngân hàng buộc phải cải thiện và tìm cách cân đối. Tính chung cả hệ thống, trong tháng 7 vừa qua, huy động vốn bằng ngoài tệ giảm 0,25% so với tháng trước và giảm khoảng 2,4% so với tháng 12/2009.

(Theo Nguyễn Đình Bích // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!