Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

“Chợ chiều” bảo hiểm rủi ro tỷ giá

Rủi ro tỷ giá, rủi ro lãi suất ngoại tệ là một thực tế bất khả kháng - Ảnh: Reuters.

Không như những gì diễn ra ở năm ngoái, thời  điểm này, VND tăng giá so với USD.

Tận dụng cơ hội, hoạt động “carry - trade” xuất hiện ngày càng nhiều. Đáng lẽ, điều này góp phần để thị trường bảo hiểm rủi ro tỷ giá sôi động nhưng thực tế, chỉ lác đác kẻ bán người mua.

Coi chừng rủi ro!
 
Theo bà Nguyễn Thanh Sơn, chuyên viên đầu tư của LienVietBank, “carry - trade” là hoạt động đầu cơ hưởng lợi từ chênh lệch lãi suất giữa hai đồng tiền trở lên.  

Ví  dụ, lãi suất vay VND hiện khoảng 14%/năm, trong khi lãi suất vay USD chỉ 6%/năm, chênh lệch lãi suất giữa “đô – đồng” là 8%. doanh nghiệp “bói” rằng, từ đầu năm đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã giảm giá VND hơn 3,6% và theo thông lệ, do nhiều áp lực khác nhau, Ngân hàng Nhà nước không muốn VND giảm giá trị quá 10%/năm nên “dư địa” để giảm giá VND sẽ không quá 6,4% từ nay đến hết năm.

Như vậy, nếu vay USD ngắn hạn (dưới 1 năm) thì ít nhất, doanh nghiệp nhìn thấy món hời 1,6%/năm.

Từ  đây, những doanh nghiệp trong diện được vay USD (doanh nghiệp chuyên Xnhập khẩu có nguồn thu ngoại tệ tương lai, doanh nghiệp nhập khẩu) sẽ tích cực vay USD và bán cho ngân hàng, lấy VND để tiến hành các mục đích sinh lợi mà cách dễ nhìn thấy nhất là gửi ngược vào ngân hàng để hưởng lợi chênh lệch lãi suất.

Đó là giả định khi thị trường thuận buồm xuôi gió nhưng nếu thị trường biến động, tỷ giá, lãi suất ngoại tệ tăng bất thường, vượt ngoài khả năng dự đoán của doanh nghiệp thì rủi ro xuất hiện.

Để phòng tránh loại rủi ro này, các ngân hàng nước ngoài như HSBC, CitiBank và các ngân hàng trong nước BIDV, Vietcombank… đã tung ra thị trường các sản phẩm bảo hiểm phái sinh như “Option” (quyền chọn), “Future” (tương lai), “SWAP” (giao dịch bao gồm bên bán và mua đồng ý thanh toán cho bên còn lại một chuỗi dòng tiền trong một khoảng thời gian xác định), “Forward” (hai bên cam kết mua, bán với nhau một lượng ngoại tệ theo một mức tỷ giá xác định và việc thanh toán sẽ được thực hiện vào thời điểm xác định trong tương lai, kỳ hạn giao dịch này dưới 1 năm).

Theo bà Võ Diệu Thúy, chuyên viên Ban kinh doanh vốn của BIDV, nếu doanh nghiệp có hoạt động “carry - trade” hoặc doanh nghiệp thường xuyên mua/bán/vay USD và các ngoại tệ khác, nếu tham gia các hợp động phái sinh này sẽ tránh được các loại rủi ro lãi suất và rủi ro tỷ giá.

Cụ thể, BIDV hiện đang tung ra thị trường hai loại sản phẩm “hoán đổi lãi suất một đồng tiền”, tức là các bên cam kết định kỳ thanh toán cho bên kia khoản tiền lãi tính theo một loại lãi suất thả nổi hoặc cố định bằng cùng một đồng tiền trên cùng một khoản tiền gốc danh nghĩa nhất định.

Cùng đó là sản phẩm “hoán đổi tiền tệ chéo”, cho phép trao đổi các dòng tiền trong tương lai bằng hai loại tiền tệ khác nhau giữa hai bên đối tác giao dịch. Trong giao dịch này, thường có việc trao đổi gốc và lãi của một đồng tiền này sang gốc và lãi của một đồng tiền khác theo tỷ giá ngoại hối giao ngay được thống nhất tại thời điểm ban đầu khi thực hiện giao dịch.

Vì sao thanh khoản kém?

Rủi ro tỷ giá, rủi ro lãi suất ngoại tệ là một thực tế bất khả kháng và thực tế, trong vài năm gần đây, rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam như Xi măng Sông Gianh, Nhiệt điện Phả Lại hay Dược Hậu Giang đã bị dính vào thứ rủi ro "đáng ghét" này.

Và, mặc dù danh sách này đang dài dằng dặc thêm và  họ biết rất rõ sự cần thiết phải tham gia loại hình bảo hiểm đó, nhưng thị trường này vẫn tồn tại theo kiểu “gọi là cho có”. Giải thích lý do, bà Sơn nói: “Công cụ đó rất có ích giữa bên bán và bên mua nhưng vì thị trường thiếu thanh khoản nên rất khó phát triển”.

Thông thường, sản phẩm bảo hiểm rủi ro tỷ giá phải đảm bảo được sự cân bằng trạng thái giá bảo hiểm của thị trường quốc tế. Trong khi đó, VND chưa phải là đồng tiền chuyển đổi nên phía ngân hàng đưa ra sản phẩm cũng không hoàn toàn tự tin và luôn nghĩ rằng, sự biến động tỷ giá bao giờ cũng theo xu hướng đi lên mà không có khuynh hướng ngược lại.

Thêm vào đó, bên bán và bên mua đều ít về số  lượng tham gia nên cung cầu chưa gặp nhau và giá của thứ “hàng hóa” này không phản ánh sát với thị trường, làm cho các yếu tố hình thành nên thị trường ngày càng mờ nhạt.

Và dường như để cho “chắc ăn” khi bán dịch vụ bảo hiểm này, ngân hàng luôn đặt ra một mức giá mà doanh nghiệp cho rằng là quá cao, thậm chí cao hơn giả định xấu nhất của biến động tỷ giá mà doanh nghiệp lường trước.

Có  thể làm rõ vấn đề này qua ví dụ sau: một doanh nghiệp nhập khẩu vay 1 triệu USD, thời hạn 1 năm, tại thời điểm vay tỷ giá là 19.000 đồng/USD để nhập khẩu hàng hóa. doanh nghiệp muốn chốt tỷ giá khoảng 19.500 đồng/USD với ngân hàng đến kỳ trả nợ, trong khi đó, ngân hàng chào bán bảo hiểm rủi ro tỷ giá với mức khoảng 3%/tổng giá trị hợp đồng. Tuy nhiên, vì trên thị trường không có nhiều ngân hàng chào bán loại dịch vụ này nên doanh nghiệp cho rằng, mức giá đó quá cao nên, thậm chí cao hơn giả định xấu nhất của biến động tỷ giá mà doanh nghiệp lường trước. Vì thế, doanh nghiệp không mặn mà mua và sự èo uột của thị trường này là điều dễ hiểu.

Một vấn đề khác là năm 2009, đáng lẽ công cụ phái sinh nhằm để phòng ngừa rủi ro tỷ giá, rủi ro lãi suất ngoại tệ và không để doanh nghiệp trong tình trạng liên tục điều chỉnh kế hoạch kinh doanh do thị trường ngoại tệ biến động thì một số ngân hàng và doanh nghiệp “đi đêm” với nhau, sử dụng nghiệp vụ “quyền chọn” để lách luật, mua bán ngoại tệ vượt trần tỷ giá do Ngân hàng Nhà nước khống chế. Cũng bởi thế, từ ngày 18/3/2009, Ngân hàng Nhà nước đã cấm tiệt nghiệp vụ này trên thị trường cho đến nay.

Với thực tế trên, nếu Ngân hàng Nhà nước, ngân hàng thương mại và doanh nghiệp không ngồi lại với nhau thì e rằng, thị trường dịch vụ bảo hiểm rủi ro tỷ giá, rủi ro lãi suất ngoại tệ vẫn chỉ tồn tại trên nguyên lý mà thôi.

Và như thế, thay vì sự ồn ào của mua bán thì thị trường này luôn trong cảnh “chợ chiều” và cấm đoán, việc nghĩ ra cách nào để cho chúng vận hành hoàn hảo hơn thì vẫn phải đợi.

(Theo Nguyễn Hoài // Vneconomy)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Kiềm chế lạm phát, hạ lãi suất, giảm bội chi
  • Mất 700 tỷ USD trong 10 phút : Máy móc đánh sập phố Wall?
  • Nhà đầu tư tháo chạy khỏi các thị trường bất động sản
  • Đầu cơ, lướt sóng mộ phần
  • Nhìn từ dự báo GDP quý 2: “Cặp đôi” tăng trưởng và rủi ro vĩ mô
  • Tiền nhàn rỗi khó tìm kênh đầu tư
  • Mua bán CK "chui": Khi văn hóa đặt dưới lợi ích
  • Tin kinh tế tài chính nổi bật Việt Nam và thế giới tuần 03 -07/05/2010
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!