Máy móc đánh sập phố Wall
( Nguồn: nguyenvanphu.blogspot.com )
Sau vụ chỉ số chứng khoán Dow Jones Mỹ sụt mất gần 1.000 điểm vào hôm thứ Năm, nhiều người mới biết một sự thật gây sốc: trên 60% giao dịch hàng ngày tại thị trường chứng khoán Mỹ là do máy tính ra lệnh! Ra lệnh mua bán chứ không phải chỉ thực hiện!
Bình thường lệnh mua bán do con người gõ vào máy tính để nó thực hiện nhưng tốc độ xử lý của người làm sao so được với máy tính. Vậy là các công ty chứng khoán bèn soạn những chương trình máy tính mạnh, dùng các thuật toán từ đơn giản đến phức tạp để máy tính tự động quyết định lệnh mua bán cho con người. Ví dụ họ quy ước nếu xảy ra chuyện A thì máy tính sẽ làm chuyện B; nếu thông tin về công ty C là như thế này thì máy tính sẽ quyết định như thế này. Bình thường người ta lập luận máy tính sẽ tiếp nhận lượng thông tin khổng lồ và xử lý chúng nhanh như chớp trong khi đầu óc con người có hạn, không thể tiêu hóa quá một lượng thông tin nào đó. Vấn đề là soạn các thuật toán sao cho chặt chẽ rồi yên tâm giao cho máy tính “chơi” chứng khoán cho mình, với tốc độ một phần triệu giây cho mỗi giao dịch.
Thế rồi sự cố hôm thứ Năm diễn ra. Thoạt tiên, có thể do lỗi của một cá nhân nào đó, một lệnh bán bất thường xuất hiện. Ngay lập tức nó đã kích hoạt các chiến lược đã lập trình trước trong các chương trình mua bán tự động và máy tính liên tục đưa ra những lệnh bán với giá ngày càng giảm – ào ạt – chỉ trong vòng 10 phút, đến 700 tỷ đô-la đã bốc hơi trên thị trường chứng khoán Mỹ.
Chắc chắn trong những tuần sắp tới sẽ có những cuộc điều tra rồi giải trình về hệ thống giao dịch tự động bằng lập trình máy tính (tiếng Anh là algo trading) nhưng sự cố này càng củng cố mối lo ngại rằng thị trường tài chính thế giới đang được xây dựng trên những nền tảng sai lầm, luôn bị lợi dụng và có tiềm năng hủy hoại cả nền kinh tế thế giới. Nhưng đó là cả một câu chuyện dài, khó giải quyết. Trước mắt, cách tiếp cận tốt nhất với thị trường tài chính, nhất là các công cụ phái sinh, là nên hạn chế quy mô giao dịch bằng mọi biện pháp. Hoàn toàn hợp lý khi cân nhắc việc cấm sử dụng chương trình giao dịch tự động bằng máy tính vì đây là khe hở dễ làm sụp đổ thị trường tài chính toàn cầu hay làm bùng nổ một cuộc khủng hoảng khác. Một cá nhân bất mãn, một tay khủng bố tin học sẽ dễ dàng thay đổi vài thông số rồi đưa cho máy tính, máy sẽ cứ thế ra lệnh sai và sai lầm sẽ lan nhanh hơn cháy rừng mùa khô.
Tôi chợt nhớ các cuốn truyện khoa học viễn tưởng miêu tả máy móc nổi loạn, chống lại con người. Sự cố hôm thứ Năm chính là một phiên bản máy móc tấn công Dow Jones, đánh sụp phố Walls, gây hoảng loạn thị trường. Không còn là chuyện viễn tưởng nữa rồi. Một ngày tưởng chừng đã rất tồi tệ của thị trường chứng khoán bỗng biến thành một trong những thời điểm nguy kịch nhất trong lịch sử Phố Wall, gợi lại nỗi kinh hoàng của cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Vào hôm 6.5, chỉ số Dow Jones đột ngột tuột dốc thảm hại, mất gần 1.000 điểm, tức hơn 9% giá trị cổ phiếu trước khi được cắt lỗi. Sự việc chỉ diễn ra đúng 16 phút nhưng đã khiến các chuyên gia lẫn những nhà đầu tư bình thường phải vật vã khống chế tác động dữ dội xảy ra sau đó. Vào giữa trưa 6.5, diễn biến tại Sở Giao dịch chứng khoán New York rất ảm đạm do tác động của khủng hoảng nợ tại châu Âu và những nhà giao dịch cho rằng thị trường không thể rớt giá hơn nữa. Lúc đó, chỉ số S&P 500 đã tụt hơn 4%, xuống còn 1.200 điểm. Tiếp đó, giao dịch đột ngột rơi vào hỗn loạn vào lúc 14 giờ 38 phút (giờ New York). Thị trường bỗng nhiên bắt đầu trượt dốc không phanh, tưởng chừng như bị đổ sụp. Mọi việc diễn ra khi đó khiến bất cứ ai đang theo dõi cũng chết điếng người vì sợ hãi. Khởi đầu là cổ phiếu của P&G mất 10% giá, rồi tiếp tục giảm không kiểm soát nổi, kéo theo các chứng khoán khác. Trong vòng vài phút, chỉ số Dow Jones giảm 300, 600 rồi 900 điểm trước khi nhích lên lại. Bộ trưởng Tài chính Mỹ bận túi bụi Khi từ trụ sở Quốc hội trở về văn phòng vào lúc 14 giờ, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Timothy Geithner nhận được thông tin rằng thị trường chứng khoán giảm 3%, và theo giải thích của nhân viên dưới quyền là do tác động của tình hình tài chính tại Hy Lạp và châu Âu. Vài phút sau, ông tá hỏa khi thấy thị trường sụt giảm gần 9%. Bộ trưởng lập tức gọi Phòng thị trường và kế đến là Cục Dự trữ liên bang (Fed). Ông họp qua điện thoại với giới chức Fed và bà Mary Schapiro, Chủ tịch của Ủy ban Chứng khoán và Hối đoái Mỹ (SEC). Sau đó, ông Geithner đến thông báo tình hình với Tổng thống Barack Obama. Kế đến, ông nói chuyện với các thống đốc Ngân hàng Trung ương châu Âu. Sau khi thị trường đóng cửa, ông Geithner họp với lãnh đạo Fed, SEC và Ủy ban Giao dịch hàng hóa kỳ hạn, để lên kế hoạch xử lý hậu quả trong ngày hôm sau. Vào 14 giờ 47 phút, Dow Jones xuống ngưỡng 10.000 điểm, mất 998,5 điểm, đợt mất điểm lớn nhất trong một ngày trong lịch sử Phố Wall. Theo số liệu của Bloomberg, khoảng 700 tỉ USD đã bốc hơi chưa đầy 10 phút khi chỉ số Dow Jones giảm mạnh nhất kể từ năm 1987. Trong thời gian đó, khoảng 30 công ty hàng đầu của Mỹ tròn mắt chứng kiến giá cổ phiếu của mình rớt thê thảm. Nhiều chứng khoán khác có lúc mất gần như toàn bộ giá trị, như cổ phiếu của Accenture tuột từ 40,13 USD lúc 14 giờ 45 phút xuống còn 1 xu, trước khi trở lại ở mức 39,57 USD. Cổ phiếu blue-chip P&G mất đến 35% giá trị trong vòng 2 phút. Trong một thời điểm, cơn lốc bán tháo cổ phiếu có vẻ như vượt quá tầm kiểm soát của máy tính và con người. Tuy nhiên, đến thời điểm chốt phiên, mọi thứ không quá thảm hại như người ta vẫn e ngại. Dow Jones mất 347,80 điểm ở mức 10.520,32, S&P 500 giảm 37,75 điểm ở mức 1.128,15 điểm, và Nasdaq giảm 82,65 điểm, xuống mức 2.319,64 điểm. Dù vậy, “cơn sóng thần” Phố Wall cũng kịp ngốn 462 tỉ USD của giới đầu tư, theo ước tính của AP, vượt hẳn tổn thất khi các thị trường mở cửa lại sau sự kiện 11.9.2001 và lúc đại gia Lehman Brothers tuyên bố phá sản. Cho đến hôm qua, giới chức Mỹ vẫn chưa rõ nguyên nhân vụ việc. Hãng CNBC dẫn các nguồn tin cho thấy lỗi nhập máy tính ở một công ty lớn, được gọi bằng thuật ngữ “ngón tay mập”, có thể là nguyên nhân của sự xáo trộn khủng khiếp này. Một nhân viên giao dịch đã gõ nhầm chữ “b” (viết tắt của từ billion có nghĩa là tỉ) thay vì “m” (million - triệu). Cũng theo CNBC, công ty bị nghi ngờ là Citigroup. Đến hôm qua, Citigroup khẳng định không tìm thấy bất kỳ chứng cứ nào liên quan đến giao dịch bị lỗi trên. Trong một động thái chưa từng có, Nasdaq đã lên danh sách hủy các giao dịch có độ chênh lệch giá lớn hơn 60% trong khoảng thời gian từ 14 giờ 40 phút đến 15 giờ so với mức trước 14 giờ 40 phút. Sở Giao dịch chứng khoán New York cũng có quyết định tương tự, theo đó xóa bỏ mọi giao dịch trên sàn điện tử NYSE Arca có mức giá trị chênh lệch lớn hơn 60%. Một số tổn thất do “Hội chứng ngón tay mập” - Tháng 12.2001, một nhân viên giao dịch của Ngân hàng Đầu tư Thụy Sĩ UBS Warburg đã gửi lệnh bán 610.000 cổ phiếu của Công ty Dentsu (Nhật Bản) với giá 16 yen/cổ phiếu, trong khi lẽ ra phải bán 16 cổ phiếu với giá 610.000 yen/cổ phiếu. Tổng giá trị tổn thất là hơn 100 triệu USD.
-----------------------------------------------------------------------
Ngày kinh hoàng ở Phố Wall
(Thụy Miên // Theo Thanh Niên Online)
Trái tim tài chính của Mỹ đã trải qua một trong những thời khắc đáng sợ nhất sau khi chỉ số Dow Jones trượt dốc không phanh hôm 6.5.
- Ngày 8.12.2005, thị trường chứng khoán Nhật Bản vấp phải cú sốc “J-com” khi một nhân viên của Công ty chứng khoán Mizuho đã nhập lệnh sai, bán 610.000 cổ phiếu với giá 1 yen thay vì 610.000 yen/cổ phiếu. Kết quả là Thị trường chứng khoán Nhật Bản và Mizuho phải chia nhau bù lỗ khoản tổn thất 347 triệu USD.
( Tinkinhte.com tổng hợp)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com