Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Đã có “phao” cho thị trường bất động sản

Thông tư 16 sẽ là “phao” đưa thị trường BĐS thoát khỏi cảnh trầm lắng hiện nay?
Ngày 15/10/2010 thông tư 16 hướng dẫn nghị định 71/CP có hiệu lực với nội dung cho phép uỷ quyền công chứng tài sản nhà ở hình thành trong tương lai. Giới đầu tư bất động sản (BĐS) kỳ vọng thông tư 16 sẽ là “phao” đưa thị trường BĐS thoát khỏi cảnh trầm lắng hiện nay.
 
Ông Trương Anh Tuấn - Tổng giám đốc Công ty cổ phần Tư vấn - Thương mại - Dich vụ Địa ốc Hoàng Quân (Hoàng Quân Group) nhìn nhận, thị trường nhà đất từ nay đến cuối năm khó có sóng như các năm trước. Một trong những nguyên nhân được ông Tuấn đưa ra là hiện nay, thị trường BĐS đang chịu tác động của ba chính sách liên quan đến tài chính, thuế sử dụng đất và hoạt động kinh doanh khiến cho các ngân hàng, chủ đầu tư và khách hàng đều có tâm lý ngại đầu tư.

Nhiều lo lắng

Về vấn đề tài chính, rõ nhất là Thông tư 13 (Thông tư 19 sửa đổi) quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn hoạt động của các tổ chức tín dụng khiến nguồn vốn ngân hàng giải ngân vào thị trường BĐS chỉ nhỏ giọt. Về thuế sử dụng đất và hoạt động kinh doanh thì nổi bật là Nghị định 71 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở có hiệu lực từ ngày 8/8/2010 khiến các nhà đầu cơ, đầu tư theo kiểu lướt sóng không dễ hoạt động như trước. Chẳng hạn, nghị định quy định, không được phép chuyển nhượng đất dự án dạng hợp đồng góp vốn đối với dự án mới. Trước đây, việc chuyển nhượng đối với đất dự án dưới dạng hợp đồng vốn góp đầu tư rất dễ dàng. Chỉ cần người bán nộp cho công ty BĐS trung gian một khoản phí giao dịch do công ty quy định và thuế chuyển nhượng, công ty sẽ thanh lý hợp đồng góp vốn đầu tư cũ và thay tên của người mua mới. Không được sở hữu các loại giấy tờ pháp lý có dấu đỏ, người mua dè dặt hơn vì lo ngại gặp nhiều rủi ro, khi có tranh chấp không được pháp luật bảo vệ.

... được cởi trói

Theo quy luật, từ quý III trở đi, thị trường bất động sản sẽ hoạt động sôi động hơn. Song năm nay, thị trường này lại khá trầm lắng.

Theo ông Nguyễn Thiện Đạo – Công ty Địa ốc Phúc Đạt: Chuyển nhượng hợp đồng góp vốn BĐS hình thành trong tương lai là một hình thức giao dịch phố biến nhất trên thị trường. Tuy nhiên, tại nghị định 71NĐ-CP quy định, hợp đồng uỷ quyền quản lý, trông coi, sử dụng nhà ở, uỷ quyền bán, cho thuê nhà ở phải công chứng hoặc chứng thực. Các bên chỉ được ký hợp đồng uỷ quyền và cơ quan có thẩm quyền chỉ được công chứng, chứng thực các hợp đồng quy định tại khoản này khi nhà ở đã được xây dựng xong. Điều này có nghĩa là, hợp đồng góp vốn vào các dự án dở dang không được giao dịch, chuyển nhượng trên thị trường. Không những thế cả những hợp đồng mua bán nhà đất đối với các dự án đã đủ điều kiện bán cũng không được phép chuyển nhượng trước thời hạn việc xây dựng hoàn thành. Mới đây tại thông tư 16, Bộ xây dựng đã đưa ra hướng dẫn “cởi trói” khi cho phép công chứng uỷ quyền hợp đồng góp vốn mua nhà hình thành trong tương lai.

Theo ông Bùi Minh Chính – Tổng giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư Hạ tầng và Đô thị Dầu khí chia sẻ, khi chưa có thông tư 16, tại nghị định 71 của chính phủ thì không cho người dân hợp đồng uỷ quyền liên quan đến các BĐS mà chưa có giấy chứng nhận. Thời điểm đó, người dân muốn giao dịch thường thông qua uỷ quyền có công chứng. việc này hết sức rủi ro. Bởi theo quy định pháp luật, hợp đồng uỷ quyền có thể vô hiệu khi một trong hai bên mất năng lực hành vi dân sự, hoặc một trong hai bên chết. do vậy người ta tham gia giao dịch bằng hợp đồng uỷ quyền đó rủi ro sẽ xảy ra với bên mua bởi khi đó tài sản trở về với người thừa kế của người đã chết. Do vậy, khi thông tư 16 ra đời người mua sẽ trực tiếp được đứng tên trong hợp đồng mua bán.

Đồng tình với quan điểm này, ông Trương Anh Tuấn - Tổng giám đốc Công ty cổ phần Tư vấn - Thương mại - Dich vụ Địa ốc Hoàng Quân cho rằng, với quy định mới, các sản phẩm hình thành trong tương lai sẽ được giao dịch. Đây là một trong những yếu tố khiến thị trường sẽ sôi động hơn.

(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!