Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Đầu tư vào VN: Cơ hội trong khó khăn

Việt Nam nằm trong số ít những nước có con số phát triển tích cực

Tại hội nghị các nhà đầu tư năm 2008 do Tập đoàn VinaCapital tổ chức ngày 10 và 11-11 tại TPHCM, hơn 100 nhà đầu tư nước ngoài đã đi tìm lời đáp cho câu hỏi: “VN đang ở đâu và những nhà đầu tư nước ngoài phải đi theo hướng nào?”.
 
Cơ hội hóa
 
Các chuyên gia cho rằng nếu nhìn ngắn hạn thì sẽ khó tìm thấy cơ hội nhưng nếu vạch ra kế hoạch cho một năm sau thì sẽ có nhiều cơ hội lớn để đầu tư.
 
Theo tiến sĩ kinh tế Andy Xie, chuyên gia tư vấn kinh tế độc lập, trong giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu với thiệt hại lên đến 50.000 tỉ USD như hiện nay, nhà đầu tư phải biết cơ hội hóa cho mình bằng nhiều cách. Không chỉ quan tâm đầu tư vào tài chính mà các lĩnh vực y tế, giáo dục cũng cần được chú ý, bởi nhu cầu cho lĩnh vực này đã tăng gấp bội so với trước. Qua quan sát mối quan tâm của một số nhà đầu tư, ông Don Lam, Tổng Giám đốc VinaCapital, cho biết tại một hội nghị gần đây diễn ra ở Singapore, kết quả thăm dò cho thấy có đến 30% các doanh nghiệp tại Trung Quốc có ý định chuyển hướng đầu tư sang VN. Đó là một trong những cơ hội cho các nhà đầu tư khác. Đồng tình ý kiến này, ông Andy Xie cũng cho rằng sự giao dịch của những nền kinh tế mới nổi với nhau sẽ tạo ra giá trị lớn và sắp tới nền kinh tế toàn cầu sẽ nhờ vào các quốc gia này.
 
Tại VN, dù ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng thế giới là không nhỏ, song nền kinh tế vẫn đang phát triển. Nếu chấp nhận con số tăng trưởng khoảng 6% trong năm 2009 và tính đến sự suy thoái của các nước Mỹ, Nhật thì đây là con số tích cực. Để chứng minh cho kế hoạch đầu tư vào thời gian tới, ngay tại hội nghị, VinaCapital đã chính thức công bố sẽ thành lập thêm một quỹ đầu tư bất động sản vào đầu năm 2009 theo mô hình mới ngoài quỹ bất động sản cũ là VinaLand. Đó là mô hình hạn chế cổ đông nhằm đáp ứng theo tình hình kinh tế thế giới và VN đang có nhiều biến động trong thời điểm hiện tại.
 
“Rút lui là không nên”
 
Trước hiện tượng một số nhà đầu tư trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng gần đây đã có dấu hiệu rút lui khỏi VN, ông Philip Crouch, Giám đốc nhân sự Ngân hàng ANZ, cho rằng: Nhà đầu tư nước ngoài rút lui khỏi VN trong giai đoạn này là không nên. Với ANZ dù vào VN không lâu nhưng có thể tự tin công bố mức độ tăng trưởng năm qua là khá tốt. Các diễn giả cũng cho rằng, cơ hội cho đầu tư vào lĩnh vực tài chính, cụ thể là ngân hàng, bảo hiểm và chứng khoán còn nhiều. Theo ông Philip Crouch, hiện tại chỉ chưa đầy 10% dân số VN có tài khoản ngân hàng, trong số này chỉ tập trung ở Hà Nội và TPHCM. Đây là cơ hội cho các ngân hàng 100% vốn nước ngoài như ANZ đầu tư mở rộng thị trường tại VN. Về thị trường vốn, ông Kelvin Lee, Tổng Giám đốc Tập đoàn VinaSecurities, cho rằng thị trường vốn đang là vấn đề không dễ dàng trong giai đoạn hiện nay, nhưng với bức tranh của tương lai gần thì cơ hội mở rộng là rất lớn. Cụ thể, giá trị của các doanh nghiệp trên thị trường OTC hiện nay có khoảng 9 tỉ USD, trong khi giá trị của các công ty niêm yết có khoảng 6 tỉ USD. Với việc sẽ có thêm sàn dành cho thị trường OTC trong thời gian tới, chắc chắn khả năng thị trường vốn sẽ được mở rộng. Chưa kể, có nhiều công ty, tập đoàn lớn cổ phần hóa nên cơ hội đầu tư vào thị trường này là rất lớn. “Năm 2010 sẽ là chu kỳ cho sự phát triển. Hãy bình tâm để xem xét lại những con số biết nói của năm 2007 và xem VN là thị trường mới nổi thì thị trường chứng khoán VN thật sự tiềm năng”- ông Kelvin Lee nói.
 
Thị trường bảo hiểm còn nhiều tiềm năng
 
Ông Jack Howell, Tổng Giám đốc Bảo hiểm Nhân thọ Prudential, cho rằng dù đã chiếm thị phần lớn về bảo hiểm nhân thọ tại VN nhưng thị trường này vẫn còn một khoảng trống lớn. Hiện thị trường bảo hiểm chỉ tập trung ở các TP lớn, nên tiềm năng cho những sản phẩm bảo hiểm từ đơn giản đến phức tạp là rất lớn. So với Philippines, thị trường bảo hiểm VN có những điểm giống nhau cơ bản đó là cùng có môi trường thu nhập và khả năng mua các sản phẩm, dịch vụ cao. Nhưng khác nhau là dân số VN trẻ hơn nên cơ hội phát triển thị trường bảo hiểm là khá cao.
 
(Theo Người Lao Động)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Morgan Stanley: Kinh tế VN đang đi đúng hướng
  • Tín dụng bất động sản: Nguy cơ một làn sóng bất lực
  • Đo sức cạnh tranh
  • Mười hai vụ phá sản ngân hàng tồi tệ nhất lịch sử
  • Ẩn số quan hệ giữa ngân hàng và bất động sản tại Việt Nam
  • Bài học mang tên Lehman Brothers
  • Thế giới đối mặt với năm mối đe dọa
  • Vụ bê bối kinh ngạc ở ngân hàng chính sách Đức
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!