Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Đẩy mạnh hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt

NHNN đang chuẩn bị các điều kiện cần thiết để triển khai thí điểm việc thanh toán không dùng tiền mặt tại một số điểm cụ thể trên địa bàn Hà Nội và TPHCM vào quý 4/2010.

Cả nước hiện có trên 11.000 máy ATM.

Năm 2010, được Ngân hàng Nhà nước xác định là năm trọng điểm trong việc thúc đẩy hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt. Dự kiến đến cuối năm 2010 có ít nhất 55% tổng số đơn vị hưởng lương từ ngân sách thực hiện trả lương qua tài khoản.

Lợi ích lớn cho cả doanh nghiệp và người lao động.

Qua 2 năm triển khai thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc trả lương qua tài khoản cho các đối tượng hưởng lương từ Ngân sách Nhà nước, số đơn vị hưởng lương từ Ngân sách Nhà nước đã thực hiện trả lương qua tài khoản đạt 41,5% trong tổng số đơn vị hưởng lương từ Ngân sách Nhà nước.

Trên thực tế, việc nhận lương qua tài khoản đã đi vào cuộc sống, phù hợp với xu thế phát triển của thế giới. Có thể nói, đây là những kết quả đáng khích lệ trong việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 20 của Thủ tướng Chính phủ.

Đến nay, cả nước hiện có trên 11.000 máy giao dịch tự động (ATM), gần 40.000 các thiết bị chấp nhận thẻ (POS) được lắp đặt và 24 triệu thẻ ngân hàng được phát hành. Nhờ đó, tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt so với tổng phương tiện thanh toán đã giảm mạnh qua các năm (giảm từ 31,6% năm 1991 đến nay chỉ còn khoảng 15%).

Thực hiện việc trả lương qua tài khoản là việc làm mang lại lợi ích lớn cho cả doanh nghiệp và người lao động.

Hầu hết các lãnh đạo doanh nghiệp lớn đều cho biết, từ lúc áp dụng việc trả lương qua tài khoản, khối lượng công việc của bộ phận tài vụ - tiền lương đã giảm hẳn trong khi người lao động cũng cảm thấy thoải mái hơn rất nhiều so với nhận lương bằng tiền mặt.

Bên cạnh đó, dịch vụ Internet banking, Home banking, Mobile banking cũng được các ngân hàng triển khai mở rộng. Nhờ đó, khách hàng có thể mua sắm qua mạng, đặt vé máy bay, tour du lịch, thấu chi tài khoản…

Mô hình trả lương qua tài khoản cho các đối tượng hưởng lương từ ngân sách Nhà nước thực sự là một giải pháp có hiệu quả, đi tiên phong, mở đường, làm hình mẫu để mở rộng việc trả lương qua tài khoản cho người lao động ở các doanh nghiệp cũng như các đối tượng khác, góp phần triển khai thanh toán không dùng tiền mặt tại VN.

Thí điểm việc thanh toán không dùng tiền mặt

Tại VN, hiện có 33 ngân hàng đã trang bị máy ATM/POS, có 3 đơn vị lớn nhất đang làm dịch vụ chuyển mạch, thanh toán bù trừ và quyết toán các giao dịch thẻ có tính chất đa phương (bao gồm từ 3 thành viên trở lên), đó là Liên minh Smartlink (tiền thân là Liên minh thẻ của Ngân hàng TMCP Ngoại thương VN), Liên minh VNBC (đứng đầu Ngân hàng TMCP Đông Á) và Liên minh Banknetvn (đứng đầu Công ty cổ phần chuyển mạch tài chính quốc gia VN Banknetvn).

Song khi mà năng lực đầu tư cơ sở hạ tầng ATM, POS của các tổ chức cung ứng còn hạn chế cũng như thói quen sử dụng tiền mặt còn phổ biến, dịch vụ trả lương qua tài khoản đến nay vẫn chưa thể phát huy hết các tiện ích cho người sử dụng.

Do đó, Vụ Thanh toán (NHNN) nhấn mạnh, phải sớm mở rộng kết nối các hệ thống ATM, POS của các NH trong hệ thống liên minh với nhau và tiến hành cải tiến quy trình tra soát, xử lý lỗi liên NH nhằm giảm thiểu thời gian tra soát, khiếu nại cho khách hàng.

Đồng thời, ứng dụng các giải pháp công nghệ mới làm gia tăng tính năng của thẻ thanh toán và đẩy mạnh hợp tác với nhiều đơn vị cung ứng dịch vụ trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

NHNN nhắc nhở các NH rà soát toàn bộ cơ sở hạ tầng cung ứng dịch vụ trả lương qua tài khoản trên địa bàn (số lượng và phân bổ máy ATM trên địa bàn; tình trạng an toàn về điện, chất lượng đường truyền, các dịch vụ tiếp quỹ, chăm sóc khách hàng, xử lý trục trặc kỹ thuật, thắc mắc, khiếu nại….); hướng mở rộng, tăng cường lắp đặt máy ATM trên địa bàn.

Đặc biệt, NHNN đang chuẩn bị các điều kiện cần thiết để triển khai thí điểm việc thanh toán không dùng tiền mặt tại một số điểm cụ thể trên địa bàn Hà Nội và TPHCM vào quý 4/2010. Đây được coi là những điểm mẫu để nhân rộng việc thanh toán không dùng tiền mặt ra các địa bàn khác khi điều kiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật được tạo dựng phù hợp.

Về lâu dài NHNN cho rằng, Bộ Tài chính cần sớm hoàn thiện và triển khai các đề án thành phần trong Đề án thanh toán không dùng tiền mặt của Chính phủ, đặc biệt với nội dung khuyến khích dịch vụ này bằng chính sách thuế giá trị gia tăng và chính sách thuế xuất nhập khẩu.

Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước phối hợp với Kho bạc Nhà nước và các cơ quan liên quan chỉ đạo các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán trên địa bàn tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả cung ứng dịch vụ trả lương qua tài khoản, hệ thống ATM…

(Theo Công Trí // Tin Chính phủ)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Cần quản lý thanh toán bằng tiền Việt
  • Ranh giới trần tỉ giá
  • Mất bao lâu để mua được 1 căn hộ?
  • Hình thức hay là bước đệm?
  • Đầu cơ vào đất đai sẽ đầu độc kinh tế toàn cầu
  • Đẩy vốn ra nền kinh tế
  • Lãi suất giảm: Tín dụng sẽ tăng trưởng mạnh?
  • Nguồn cung ngoại tệ chưa bền vững
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!