Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Đồng EUR: Công lao không dễ xóa nhòa!

Sau 10 năm đồng EUR ra đời, khủng hoảng kinh tế và những ảnh hưởng của nó đối với các quốc gia thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu Eurozone lại một lần nữa gây tranh cãi, việc thực hiện một chế độ tiền tệ chung trong bối cảnh thiếu sự hòa hợp chính trị ở mức độ cao liệu có phù hợp.

Tuy nhiên, đồng EUR là một thành công chung đáng khen ngợi, nó đã giúp châu Âu tăng trưởng và ổn định vật giá trong một thời gian dài. Ảnh hưởng của nó đối với mỗi một quốc gia là không giống nhau, nhưng lợi ích mà nó mang lại lại đem cho toàn bộ. Đồng EUR khiến hành động của châu Âu được nhịp nhàng hơn, đồng thời đã ngăn chặn được tình trạng phá giá mang tính cạnh tranh. Điều này không chỉ đóng vai trò quan trọng cho khu vực Eurozone, mà còn vô cùng cần thiết cho các khu vực khác ở châu Âu thậm chí cho cả nền kinh tế toàn cầu. Ban đầu nếu không có đồng EUR, chúng ta sẽ chứng kiến chiều hướng chủ nghĩa bảo hộ, từ đó gia tăng ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng đối với châu Âu và các khu vực khác.

Trước khủng hoảng, không ít quốc gia của khu vực Eurozone đã đứng trước nhiều rủi ro khá lớn, vừa có cả những rủi ro thực thể (bong bóng bất động sản, nợ công), vừa có cả rủi ro tài chính (quản lý rủi ro không đủ hoặc quá phụ thuộc vào huy động vốn từ bên ngoài). Khủng hoảng đã lộ ra một vấn đề, đó là thiếu một cơ chế viện trợ tài chính cho họ khi vấn đề của những nước gặp khó khăn vẫn chưa ảnh hưởng tới toàn bộ khu vực Eurozone.

Giống với tình huống thông thường trong tiến trình xây dựng châu Âu, việc chuẩn đoán vấn đề không hoàn toàn đồng nghĩa giải quyết vấn đề. Cần phải có một phương án giải quyết rõ ràng, nhanh chóng, đằng sau có sự chống đỡ tuân theo ý nguyện chính trị đã cam kết. Và khi liên quan tới 27 nước khác nhau, lời hứa tuân thủ chưa chắc là việc dễ dàng.

Mặc dù đồng EUR vẫn chưa được toàn bộ các nước thành viên Liên minh châu Âu sử dụng, nhưng đúng như lời Thủ tướng Đức Merkel đã nói, đồng EUR hiện nay đã là một yếu tố nội tại trong tiến trình hội nhập châu Âu. Đồng EUR vẫn phải tiếp tục tồn tại, những thử thách thật sự đang nằm ở việc làm thế nào để khiến nó hiệu quả hơn.

(Vitinfo)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Trần lãi suất 14% không đủ bù lạm phát?
  • Chuyển USD sang VND: Phản ứng nhất thời của thị trường!
  • USD tăng giá nhưng người Mỹ chưa hết lo?
  • Sôi động “bán, mua” doanh nghiệp
  • Đầu tư đất kẹt: Rủi ro lớn
  • Nhà đầu tư thường hưởng lợi lớn vào những lúc TTCK đầy xáo động
  • Chưa tính tới chuyện nới trần lãi suất
  • Lạm phát là mối quan tâm hàng đầu tại Hội nghị ADB
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!