Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

USD tăng giá nhưng người Mỹ chưa hết lo?

Đồng USD tăng giá so với hầu hết các đồng tiền mạnh khi Interpol yêu cầu 188 nước thành viên đề cao cảnh giác sau cái chết của nhà lãnh đạo al-Qaeda Osama bin Laden tại Pakistan.

Đồng USD tăng 0,3% so với Euro lên 1,4788 USD/Euro. Đồng Yên tăng lên 119,92 Yên/Euro lúc 9:27 ở Tokyo từ 120,45 Yên/Euro tại New York.

Ông Satoshi Okagawa, chuyên gia kinh doanh tiền tệ của Sumitomo Mitsui Banking cho biết, lo ngại gia tăng về nguy cơ trả đũa của khủng bố khiến các nhà đầu tư tăng cường mua Yên và USD.

Vụ khủng bố 11 tháng 9 năm 2001 làm chỉ số trên thị trường chứng khoán Mỹ giảm mạnh nhưng cái chết của người chỉ đạo vụ khủng bố này chỉ làm chỉ số chứng khoán tăng vừa phải.

Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones giảm 7% sau khủng bố 11 tháng 9 và kéo dài ở hướng đi xuống trong một thời gian. Hôm thứ Hai sau khi có tin Osama bin Laden chết, chỉ số này chỉ tăng 0,5%.

Bà Olivia Jackson, giáo sư môn chính trị trường đại học Florida theo dõi sát ảnh hưởng kinh tế của vụ 11 tháng 9 nói vụ này tạo ra không khí lo sợ, hốt hoảng và bất an nơi các nhà đầu tư chứng khoán, do đó giá chứng khoán trợt.

Từ đó đến nay, kinh tế Mỹ phục hồi, tỏ ra chịu đựng được trước khủng bố, suy trầm, và các vấn đề khác.

Giáo sư Jackson nói cái chết của Osama bin Laden chỉ làm giá chứng khoán tăng cao lắm là một ngày vì các nhà đầu tư tính toán sẽ có một lãnh tụ khác lên thay.

Bà cho rằng đồng đôla yếu kém, thất nghiệp cao và các vấn đề khác quan trọng cho kinh tế Hoa Kỳ hơn là tiến bộ hoặc thoái bộ trong cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố.

Các thị trường chứng khoán ở Châu Á hôm nay nhìn chung tăng giá với hy vọng lạc quan rằng cổ phần ở Wall Street sẽ phục hồi sau khi quan chức Mỹ loan báo thủ lĩnh al-Qaida, Osama bin Laden, đã bị hạ sát.

Chỉ số S&P 500 tăng, chứng tỏ thị trường chứng khoán Mỹ có thể kéo dài tình trạng phục hồi trong 4 ngày khi các thị trường mở cửa trong vài giờ tới.

Giá dầu, giá vàng và bạc đều giảm vì tin về cái chết của thủ lĩnh khủng bố đã giúp hạ phí rủi ro trên thị trường.

Tin này cũng tạo lợi thế cho cả đồng USD và đồng Euro, nhưng giới quan sát chưa xác định được liệu tin này có tạo một lực đẩy lâu dài cho USD hay không.

Theo The Economist, người Mỹ không hài lòng và ngày càng không hài lòng về triển vọng của đất nước và các nỗ lực của các chính trị gia nhằm cải thiện tình hình.

Trong một cuộc thăm dò ý kiến mới đây của New York Times/ CBS News, bảy trong số mười người trả lời cho rằng nước Mỹ đang đi sai đường. Gần 60% người Mỹ không tán thành cách ông Barack Obama quản lý nền kinh tế và ba trong số bốn người nghĩ rằng Quốc hội đang làm một công việc tệ hại.

Tình trạng này phần nào phản ánh sự phục hồi trì trệ. Mặc dù tỷ lệ thất nghiệp đã giảm và giá cổ phiếu đã gần với mức cao trong ba năm, giá nhà vẫn đang hạ và giá nhiêu liệu đã tăng tới mức chưa từng thấy kể từ mùa hè năm 2008. Nhưng tất cả không phải chỉ vì dầu hoặc trong ngắn hạn. Nghiên cứu kỹ các cuộc thăm dò ý kiến cho thấy nỗi lo của người Mỹ còn kéo dài trong vài năm tới: về tiêu chuẩn sống dậm chân tại chỗ và một tương lai u ám trong nền kinh tế chậm tạo ra việc làm, nặng gánh thâm hụt ngân sách và mối đe dọa từ Trung Quốc. Thực sự mà nói, phần lớn mọi người hiện giờ đều coi Trung Quốc, chứ không phải Mỹ là nền kinh tế hàng đầu thế giới.

Liệu những lo ngại đó có chính đáng không? Về mặt tích cực, khó mà nghĩ ra một nước lớn nào lại có nhiều lợi thế lâu dài vốn có như Mỹ. Nhưng rõ ràng là thực sự Mỹ cũng có những điểm yếu dài hạn về kinh tế - và đó là những yếu điểm cần có thời gian để khắc phục. Nỗi lo thực sự của người Mỹ nên là các chính trị gia của họ, không chỉ tổng thống, đang làm quá ít để giải quyết những vấn đề cơ bản.

Mối nguy hiểm lớn nhất lại là điều các chính trị gia ít đề cập đến: thị trường lao động. Tỷ lệ thất nghiệp giảm trong thời gian gần đây đã gây ra hiểu lầm, kết quả là sự tăng trưởng nhỏ đáng ngạc nhiên tại nơi làm việc (khi các công nhân nản lòng bỏ việc) cũng nhanh như là tạo ra việc làm. Một lượng lớn khoảng 46% người Mỹ không có việc làm, 6 triệu người  đã thất nghiệp trong vòng hơn 6 tháng. Sự phục hồi yếu hầu như là nguyên nhân chính nhưng cũng có những dấu hiệu cho thấy Mỹ cũng có thể trở thành một căn bệnh Châu Âu riêng: thất nghiệp cơ cấu.

Tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên đặc biệt cao và thất nghiệp trong giới trẻ để lại những ảnh hưởng lâu dài. Tăng trưởng năng suất mạnh đạt được một phần nhờ vào việc loại bớt những công việc bán lành nghề. Và điều khiến cho tất cả những điều này càng đáng ngại hơn là nước Mỹ đã có những vấn đề về thất nghiệp rất lâu trước cuộc suy thoái, cụ thể là với những lao động không chuyên. Những điều này không chỉ do những thay đổi sâu rộng từ công nghệ hóa và toàn cầu hóa, đã ảnh hưởng tới tất cả các nước, mà còn do thói quen chặn một lượng lớn các lao động da đen trẻ tuổi. Điều này làm giảm đáng kể triển vọng tương lai việc làm của họ. Số người ở độ tuổi chính có việc làm và thuộc lực lượng lao động tại Mỹ nhỏ hơn bất kỳ nền kinh tế nào khác thuộc G7. Khoảng 25% số người ở độ tuổi 25-54 không có bằng đại học, 35% bỏ học cấp III và gần 70% những người bỏ học cấp III da đen không làm việc.

Ngoài những tổn thất với những cá nhân, tình trạng thiếu việc làm trong số những người ít kỹ năng có thể gây ra những hệ quả to lớn về xã hội và tài chính. Chi phí thanh toán cho những người khuyết tật là khoảng 120 tỷ USD (gần bằng 1% GDP) và còn tăng nhanh. Thất nghiệp ở nam giới có liên quan tới tỷ lệ kết hôn thấp và làm yếu đi mối ràng buộc về gia đình.

Tất cả những điều này có nghĩa rằng tình trạng thất nghiệp dai dẳng xứng đáng được coi trọng hơn trong chương trình nghị sự của Mỹ. Không may thay, một số chính trị gia (những người cánh tả) thừa nhận vấn đề này lại có xu hướng đưa ra những giải pháp sai lầm, ví dụ như rào cản thương mại hoặc các chính sách công nghiệp để hỗ trợ cho các công việc như ngày xưa hoặc thúc đẩy công việc trong tương lai.

(Tamnhin)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Sôi động “bán, mua” doanh nghiệp
  • Đầu tư đất kẹt: Rủi ro lớn
  • Nhà đầu tư thường hưởng lợi lớn vào những lúc TTCK đầy xáo động
  • Chưa tính tới chuyện nới trần lãi suất
  • Lạm phát là mối quan tâm hàng đầu tại Hội nghị ADB
  • Đất vàng không dễ... thành vàng
  • Thử lý giải về nguồn cơn lãi suất
  • Nhà thu nhập thấp : Giá cao sẽ ế?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!