“Việc Trung Quốc (TQ) nâng giá đồng nhân dân tệ (NDT) sẽ gây nhiều áp lực lên vấn đề lạm phát của Việt Nam (VN). Tuy nhiên, chúng ta vẫn chưa có biện pháp nào chống đỡ một cách hiệu quả”, TS. Vũ Đình Ánh, Phó Viện trưởng Viện khoa học giá cả thị trường nhấn mạnh.
Áp lực đối với Việt Nam
Đối với VN, rất hay bỏ quên câu chuyện là đồng tiền không chỉ để thanh toán thương mại mà còn là nguồn lực đầu tư.
VND của VN và NDT của TQ giống nhau ở chỗ là đều neo bằng đô la. Như vậy, khi đồng NDT lên giá so với đô la thì cũng sẽ lên giá đồng VN. Xét về mặt lý thuyết, nó sẽ làm hạn chế việc VN nhập khẩu từ TQ.
Tuy nhiên, trên thực tế VN nhập hay xuất không chịu nhiều tác động của vấn đề giá. VN chủ yếu nhập từ TQ nguyên nhiên vật liệu và máy móc, những cái mà không thể không nhập. Với xu thế không thay đổi được đó, thì khi đồng NDT lên giá, hàng nhập khẩu VN cũng sẽ lên giá, khi tính bằng VND thì sẽ tăng áp lực lạm phát lớn. Đây là câu chuyện gần như không thể tránh được.
Thứ hai, trong thương mại giữa hai nước, việc nhập khẩu thông qua các dự án của người TQ tại VN, tức là đầu tư FDI rất lớn.
Trước nay TQ xuất sang VN theo kiểu bán hàng cho người VN, thì bây giờ họ xuất theo kiểu bán theo dự án đầu tư. Khi đồng NDT lên giá thì TQ sẽ có lợi thế về đầu tư, ngay cả quy ra tiền đô vẫn có lãi.
Vì vậy, họ tăng cường đầu tư, kéo theo nhập khẩu nguyên liệu đầu vào và máy móc tăng theo. Mặc dù giá tăng, nhưng VN vẫn không thể chối bỏ được vì đây là những mặt hàng buộc phải nhập khẩu. Khi đó câu chuyện về thâm hụt cán cân thương mại là quá lớn.
Hiện nay TQ là 1 trong 10 nhà đầu tư lớn nhất của VN, hàng năm VN nhập siêu từ TQ lên đến 75%, thậm chí nhiều năm chiếm đến 80 – 90%. "Vị thế của đồng tệ và TQ cũng khác xưa nhiều. Vì thế, có nên tính toán xác lập một cơ chế tỷ giá riêng với đồng NDT vì nó căn cứ vào cả quan hệ thương mại và quan hệ đầu tư", ông Ánh bày tỏ.
Ngoài ra, cũng cần cân nhắc việc thanh toán bằng đồng NDT và các dự án đầu tư từ phía TQ vì chắc chắn khi đồng NDT nâng giá, TQ sẽ đi đầu tư mạnh.
Sẽ đến thời Trung Quốc mang tiền khắp nơi đầu tư?
Theo ông Ánh, việc tăng giá đồng NDT là hệ quả của sức ép về tiền tệ khá lâu. Sở dĩ người khởi xướng câu chuyện này là Mỹ vì Mỹ là nước chịu thiệt hại nhiều nhất trong việc thâm hụt cán cân thương mại với TQ.
Khi TQ nâng tỷ giá đồng NDT lên sẽ tác động trực tiếp đến sức cạnh tranh của hàng hóa TQ tại Mỹ, cụ thể là của hàng hóa TQ sẽ tăng lên và như vậy làm giảm thâm hụt thương mại của Mỹ.
Tuy nhiên, ý nghĩa sâu xa hơn của việc tăng giá đồng NDT lại chính là bài học của Nhật Bản khi Mỹ và Đức trước đây ép nâng giá đồng Yên. Câu chuyện thực chất là về vốn chứ không phải là thương mại. Đồng Yên lên giá khiến cho việc xuất khẩu của Nhật Bản gặp nhiều khó khăn, kéo theo đó là đẩy cả nền kinh tế Nhật Bản vào tình trạng trì trệ.
Còn phía TQ, mặc dù tuyên bố là do sức ép nhiều lần, thậm chí có lần Mỹ còn yêu cầu sắc lệnh trừng phạt TQ nếu không nâng giá đồng NDT, nhưng phía TQ dùng chiêu bài chưa xem xét, và đưa thêm luận điểm là khủng hoảng châu Âu là vì đồng NDT. Hiện nay đồng NDT neo vào đồng đô la, đồng đô lại đang lên giá so với đồng Euro, như vậy đồng NDT lên giá với Euro và như như thế TQ sẽ thiệt hại trong xuất khẩu với châu Âu.
Tuy nhiên, cũng cần thấy, việc nâng giá đồng NDT mang lại rất nhiều lợi nhuận cho TQ. Đồng tiền nước nào mà lên giá so với các đồng tiền chủ chốt thì đem đi đầu tư ở đâu cũng có lợi thế. Vì vậy, ngay từ đầu TQ đã nhăm nhăm đầu tư vào Hy Lạp và nhiều nước khác, vừa giải quyết được vấn đề nguồn nguyên liệu lại tận dụng được sức mạnh của đồng NDT để đi đầu tư tài chính.
(Bee)
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com