Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Dự án ODA tại TP.HCM:Đội vốn và chậm tiến độ

Các gói thầu của Dự án Vệ sinh môi trường Nhiêu Lộc - Thị Nghè vẫn chưa chọn được đơn vị thi công. Ảnh: Q.D
Tất cả 4 dự án sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của Nhật Bản đang triển khai tại TP.HCM (Đại lộ Đông Tây2 dự án cải thiện môi trường và tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên) đều phải tăng vốn đầu tư và chậm tiến độ so với kế hoạch đề ra.
 
Năm 2008, Dự án xây dựng tuyến metro số Bến Thành - Suối Tiên đã được UBND TP.HCM phê duyệt, với tổng vốn đầu tư 1,09 tỷ USD, trong đó, vay Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC) 904 triệu USD, còn lại là vốn đối ứng trong nước. Tuy nhiên, cuối tháng 9/2010, UBND TP.HCM đã trình Thủ tướng Chính phủ xin điều chỉnh quy mô xây dựng và tổng vốn đầu tư tuyến metro này đã tăng lên 2,5 tỷ USD, tăng gần 1,1 tỷ USD so với dự án ban đầu. Trong số đó, vốn vay ODA của Nhật được đề nghị điều chỉnh từ 904 triệu USD lên hơn 2,2 tỷ USD.

Theo ông Nguyễn Đô Lương, Trưởng ban Quản lý đường sắt đô thị TP.HCM (MAUR), lý do phải điều chỉnh tổng vốn đầu tư là do trong quá trình nghiên cứu lập dự án ban đầu, các đơn vị tính toán thiếu và chưa dự báo được hết một số yếu tố làm tăng giá, đặc biệt là giá vật liệu xây dựng. Dự án phê duyệt năm 2007, nhưng số liệu nghiên cứu cập nhật từ năm 2003 - 2006, trong khi giá nguyên vật liệu thực tế các năm từ 2007 - 2009 tăng bình quân 40%, thậm chí có loại tăng 100%.

Một lý do khác là chi phí gián tiếp tăng theo chi phí xây lắp, trong đó tăng nhiều nhất là phần dự phòng trượt giá xây dựng đến khi hoàn thành công trình (năm 2019) theo quy định mới của Chính phủ.

Ngoài ra, khối lượng đầu tư dự án cũng phát sinh do quy mô xây dựng tăng để đáp ứng yêu cầu thiết kế đầy đủ, an toàn, như tăng quy mô nối dài giữa tuyến số 1 với tuyến 3A (Bến Thành - Tân Kiên), xây dựng cửa chắn ke ga trên cao, tăng số lượng toa xe và đầu tư xưởng bảo trì, sửa chữa tòa nhà trung tâm điều khiển cho cả 6 tuyến metro.

Sau khi điều chỉnh vốn, Dự án metro Bến Thành - Suối Tiên đã đạt ngưỡng phải được đưa ra phê duyệt tại Quốc hội, nên thời điểm khởi công tuyến metro này vẫn chưa được xác định.

Bên cạnh việc “đội” vốn, mặt bằng cho tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên đến nay vẫn chưa được chuẩn bị xong. Vừa qua, UBND TP.HCM đã phải gia hạn tiến độ bàn giao mặt bằng cho dự án này.

Ngoài ra, việc di dời hệ thống hạ tầng kỹ thuật dọc tuyến xa lộ Hà Nội được giao cho Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP.HCM (CII) thực hiện và cũng phải hoàn tất trước ngày 30/4/2011. Tuy nhiên, hiện nay cả ba gói thầu đường hầm, đường nổi và thiết bị - máy móc vẫn đang trong giai đoạn đấu thầu, dự kiến cuối tháng 11/2010 mới hoàn thành.

Đối với Dự án Đại lộ Đông Tây và Dự án cải thiện môi trường nước kênh Tàu Hủ - Bến Nghé - kênh Đôi - kênh Tẻ, theo kế hoạch ban đầu, các dự án này phải hoàn thành trong năm 2008. Tuy nhiên, sự cố nứt các đốt hầm Thủ Thiêm đã khiến các đơn vị thi công phải mất nhiều thời gian khắc phục. Ngoài ra, do sơ suất của các cơ quan chức năng trong quá trình thiết kế dự án, nên Đại lộ Đông Tây phía quận 2 phải điều chỉnh từ 10 làn xe lên 14 làn xe cho phù hợp với Khu đô thị mới Thủ Thiêm trong tương lai. Mặc dù dự kiến hoàn thành và đưa vào sử dụng vào tháng 8/1011, nhưng hạng mục nạo vét kênh thuộc gói thầu A (Cải tạo kênh Bến Nghé - Tàu Hủ) của Dự án Cải thiện môi trường nước Thành phố đến nay mới đạt 27,5%.

Trong khi đó, Dự án Vệ sinh môi trường TP.HCM lưu vực Nhiêu Lộc - Thị Nghè cũng cũng đang “ì ạch” chạy. Ông Phan Châu Thuận, Giám đốc Ban quản lý dự án cho biết, theo kế hoạch, dự án này hoàn thành và đưa vào sử dụng từ năm 2008, nhưng đã phải gia hạn đến hết năm 2011. Đi đôi với gia hạn, vốn đầu tư của Dự án đã tăng từ 200 triệu USD lên 320 triệu USD.

Một trong những lý do được đưa ra giải thích cho sự chậm trễ của dự án này là việc nhà thầu Trung Quốc bỏ thầu ở mức chỉ bằng 25 - 30% so với nhà thầu khác để cố trúng thầu. Sau thi thắng thầu, họ chỉ thi công những phần “dễ ăn” trước để được giải ngân vốn, còn lại phần khó thì xin gia hạn, khiến tiến độ dự án chậm.

Dự án Vệ sinh môi trường TP.HCM lưu vực Nhiêu Lộc - Thị Nghè đã được bổ sung 90 triệu USD vốn ODA và UBND TP.HCM đã chấp thuận chỉ định Công ty Thoát nước đô thị và Tổng công ty Cấp nước Sài Gòn (Sawaco) thi công 2 gói thầu “khó nuốt” nhất là Gói thầu 7B (Kích 180 m cống bao vượt sông Sài Gòn) và Gói thầu 10A (Di dời đường ống cấp nước đường kính 2.000 mm tại khu vực cầu Điện Biên Phủ). Tuy nhiên, tiến độ thực hiện 2 gói thầu này hiện mới dừng lại ở công đoạn... đấu thầu.

Trước tình trạng chậm tiến độ của các dự án sử dụng vốn ODA trên địa bàn Thành phố hiện nay, UBND TP.HCM đã chỉ đạo các sở hữu quan và các ban quản lý dự án giám sát, đôn đốc nhà thầu. Đặc biệt, theo Công văn số 4968/UBND-CNN của UBND TP.HCM vừa ban hành, ban quản lý các dự án Đại lộ Đông Tây, Môi trường nước, Vệ sinh môi trường Nhiêu Lộc - Thị Nghè phải bằng mọi giải pháp để đẩy nhanh tiến độ thi công dự án.

(Theo Báo đầu tư)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Vay tín chấp tưởng rẻ hóa đắt
  • Rắc rối với cho vay bất động sản
  • Chưa phải thời điểm nới lỏng chính sách
  • Các dự án sân golf tại Lâm Đồng: Lấn cấn giải phóng mặt bằng
  • Nhiều khả năng sẽ giảm bội chi ngân sách
  • Phi đôla hóa: Thách thức đối với Việt Nam
  • Nản lòng về chất lượng chung cư cao cấp
  • Đón đầu nhu cầu vốn cuối năm
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!