Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Dự phòng rủi ro… khó cho ngân hàng!

Việc quy định các ngân hàng phải trích dự phòng chung 0,75% trên tổng dư nợ là mấu chốt của vấn đề vì sao các ngân hàng không thể hạ lãi suất cho vay, mặc dù quy định của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) là phải hạ lãi cho vay dưới 12%!

Theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 quy định phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng, nợ cho vay của ngân hàng được phân ra làm năm nhóm với mức trích lập cụ thể từ 0-100% tùy mức độ rủi ro.

Ngoài các mức trích cụ thể này, điều 9 - Quyết định 493 còn quy định rõ: “Các tổ chức tín dụng phải trích lập và duy trì dự phòng chung bằng 0,75% tổng giá trị của các khoản nợ. Trong thời hạn tối đa năm năm kể từ khi quyết định này có hiệu lực, tổ chức tín dụng phải trích lập đầy đủ số tiền dự phòng chung”. Nếu từ thời điểm đăng Công báo, tính đến nay đã được trên 5 năm, thời điểm để tất cả các tổ chức tín dụng phải trích thêm một khoản dự phòng chung 0,75% tổng giá trị các khoản nợ.

Chẳng hạn: nếu tổng dư nợ của một ngân hàng là 20.000 tỷ đồng, ngân hàng đó phải trích dự phòng chung 150 tỷ đồng. Nếu gọi các khoản dự phòng cụ thể cho từng khoản vay là phòng thủ cấp một, thì dự phòng chung 0,75% là phòng thủ cấp hai mà không ngân hàng nào không phải thực hiện.

Đi vào thuật ngữ chuyên môn, theo định nghĩa tại khoản 2, điều 2, Quyết định 493 là “dự phòng chung khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất chưa xác định trong quá trình phân loại nợ và trích lập dự phòng cụ thể và trong các trường hợp khó khăn về tài chính của tổ chức tín dụng khi chất lượng các khoản nợ suy giảm”. Còn điều 17 quy định: “Dự phòng chung và dự phòng cụ thể được hạch toán vào chi phí hoạt động của ngân hàng (đưa vào tài khoản dự phòng rủi ro)”. Như vậy, một khi được tính vào chi phí hoạt động, các khoản dự phòng chung và cụ thể là có lợi cho ngân hàng, bảo vệ ngân hàng khỏi bị rủi ro tối đa.

Song theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế cũng chính vì được phòng thủ chặt chẽ như thế, ngân hàng đâm ra bị “bó tay”. Vì khi huy động vốn, ngân hàng phải trích một tỷ lệ nhất định đảm bảo dự trữ bắt buộc. Đồng thời, khi cho vay phải trích dự phòng cụ thể từng khoản, nay thêm dự phòng chung là chồng chéo. Chênh lệch lãi suất đầu vào đầu ra của ngân hàng hiện đang rút ngắn dần, chỉ còn 1-2%/năm. Đơn cử, lãi suất cho vay tiền đồng bình quân của các ngân hàng trên thị trường tháng 7/2010 là 13,91%/năm. Nay phải trích dự phòng chung 0,75% trên tổng dư nợ. Chính điều này làm các ngân hàng than rằng vì sao không thể hạ lãi suất cho vay được!

Trên góc độ vĩ mô, về số tiền không được lưu thông vì phải nằm yên tại chỗ để dự phòng rủi ro là rất lớn. Theo tính toán cuối năm 2009, tổng dư nợ của hệ thống ngân hàng, theo nhiều số liệu tính toán, ước tính 1,76 triệu tỷ đồng. Tăng trưởng tín dụng 7 tháng đầu năm 2010, theo NHNN là 12,97%, như vậy tổng dư nợ của ngân hàng hiện khoảng 1,99 triệu tỷ đồng. 0,75% trích dự phòng chung của dư nợ nói trên là gần 15.000 tỷ đồng.

Trở lại vấn đề trích lập dự phòng rủi ro kể từ thời điểm tháng 5/2010 về trước, các ngân hàng thường không trích đủ dự phòng rủi ro chung, lấy lý do là chưa đến hạn và họ đưa ra lộ trình trích lập. Nhưng kể từ giữa tháng 5/2010, với Thông tư 13 của NHNN được ban hành thì việc châm chước không còn nữa. Đã thế điều 20 của Quyết định 493 liệt kê rõ các hình thức xử lý nếu ngân hàng nào vi phạm, không trích lập đầy đủ dự phòng chung, trong đó có tăng trích lập dự phòng tương ứng với mức độ rủi ro của các khoản nợ và hạn chế tín dụng, mở rộng mạng lưới, nội dung hoạt động… Và do đó, khi hoạt động tín dụng mang lại quá ít lợi nhuận, ngân hàng đã chuyển sang tăng cường giao dịch trái phiếu.

Thực tế kinh doanh trái phiếu giờ đây cũng không mang lại nhiều lợi nhuận, nhưng vẫn còn thuận lợi hơn tín dụng. Nay thực hiện Thông tư 13/2010/TT-NHNN ngày 20/5/2010 về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng đang ngày một gần, các khoản cho vay chứng khoán và kinh doanh bất động sản chuẩn bị phải tính hệ số rủi ro tới 250% thay vì 100% như trước (1/10/2010). Thông tư 13 theo các ngân hàng là hàng phòng thủ thứ 3 cho sự an toàn của hệ thống, nhưng cũng mang lại những khó khăn cho việc kinh doanh.

Để ngân hàng hoạt động và phát triển, các NHTM cho rằng NHNN nên hạn chế những can thiệp hành chính bằng chính sách nhiều tầng lên công tác kinh doanh của họ. Còn bản thân Thống đốc NHNN thì cho rằng đó là chuyện phải làm, nếu muốn an toàn trong kinh doanh!

Phản ứng về Thông tư 13 của NHNN mới đây, Hiệp hội Ngân hàng đã gửi công văn đến NHNN nêu những khó khăn của các hội viên với các quy định trong Thông tư 13/2010/TT-NHNN về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng.

Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng Dương Thu Hương cho rằng các quy định về tỷ lệ an toàn trong Thông tư 13 sẽ gián tiếp làm ảnh hưởng đến việc hạ lãi suất của các ngân hàng theo mục tiêu chung của Chính phủ. Thông tư 13 quy định tỷ lệ cấp tín dụng trên vốn huy động của các ngân hàng phải duy trì ở mức 80%.

Theo bà Hương đây là một tỷ lệ bình thường ngân hàng nào cũng phải duy trì ở mức này, nhưng theo khoản 3 điều 18 của Thông tư, nguồn vốn huy động sử dụng để cho vay không bao gồm tiền gửi không kỳ hạn của tổ chức kinh tế, Kho bạc Nhà nước, bảo hiểm xã hội và các tổ chức khác, trong khi những nguồn này thường chiếm đến 15% tổng nguồn vốn huy động của các ngân hàng. Như vậy, nguồn vốn huy động để cho vay của các ngân hàng sẽ bị giảm xuống. Và như vậy, mặt bằng lãi suất khó mà giảm được!

(ven)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Lo ngại vốn đầu tư chuyển sang bất động sản, khách sạn
  • Chuyển tiền liên ngân hàng: Khách hàng chờ lâu
  • Công trình thủy lợi Ba La : 15 năm vẫn “trơ đáy”
  • IMF: Các nước cần cải tiến hệ thống thu thập số liệu kinh tế
  • Đất đai và thuế: Vẫn “bức xúc” từ phía doanh nghiệp
  • Người mua nhà méo mặt vì giá tính theo USD
  • Đất nền TP HCM ... mãi lực bằng ‘0’
  • Doanh nghiệp “ngại” đầu tư nhà ở xã hội
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!