![]() |
Hằng ngày, người dân phải gồng mình gánh nước “trời”dưới “ao” để tưới cho hoa màu và lúa |
Để có nước tưới cho hàng ngàn ha lúa và hoa màu, người nông dân phải dậy từ 4 giờ sáng để tranh nhau từng gàu nước “trời” dưới “ao” tưới cho ruộng lúa, hoa màu của mình. Vất vả là vậy, nhưng họ phải ráng chịu bởi miếng cơm manh áo của cả gia đình mình đều trông vào đó cả.
15 năm trôi qua, hàng ngàn người nông dân thôn Tây Giang, xã Bình Sa, huyện Thăng Bình đã tiếc nuối khi chứng kiến công trình thủy lợi Ba La được đầu tư kiên cố hoành tráng đã bị bỏ hoang, hư hỏng nặng.
Dự án rất “tốt” cho nông dân
Phóng viên đã có mặt công trình thủy lợi Ba La để tìm hiểu theo sự phản ánh của người dân thôn Tây Giang, xã Bình Sa, huyện Thăng Bình. Chị Huỳnh Thị Loan (trú tại thôn Tây Giang, xã Bình Sa, huyện Thăng Bình), than: “Hiện, bà con đang lao đao vì thiếu nước. Vào mùa khô, chúng tôi phải dậy từ 3 giờ sáng để tranh nhau với mọi người từng gàu nước dưới “ao” tuới cho ruộng đến 7 giờ sáng. Chiều, vừa hạ bát cơm xuống là phải chạy ra đồng tưới nước đến tối mịt mới về. Quanh năm suốt tháng lam lũ nhưng vẫn không đủ ăn. Chúng tôi chỉ ước có kênh mương thuỷ lợi, có nước tưới tiêu cho đời sống của bà con nơi đây đỡ cực khổ. Nhiều lúc đứng nhìn lúa ngày một héo hon, khô cháy vì không có nước mà ứa nước mắt. Mùa khô thì thiếu nước, nhưng mùa mưa thì đây lại là vùng rốn lũ, nước ngập tràn cả cánh đồng, bao nhiêu lúa, đậu đều mất trắng”.
Ông Hoàng Minh Đăng (nguyên trưởng thôn Tây Giang) bức xúc: “Bao nhiêu năm nay, dân ở đây vẫn sống trong cảnh thiếu nước tưới tiêu cho ruộng đồng, phải tự đào những cái hố để lấy nước đọng. Sáng sớm phải dậy lấy nước cho đồng, vì để đến sáng thì hết nước mất. Riết rồi cũng quen. Nhìn họ lam lũ quanh năm mà cũng không đủ ăn, thương lắm nhưng cũng chẳng biết kêu ai”. Công trình thuỷ đã có, nhưng đã "đắp chiếu" 15 năm
Khi được biết sẽ có một công trình thuỷ lợi lớn được UBND tỉnh đầu tư xây dựng cho xã, người dân nơi đây đã khấp khởi mừng thầm. Nhưng niềm vui chẳng được bao nhiêu vì công trình xây dựng đã 15 năm vẫn chưa hoàn thành, thậm chí hoàn toàn bị bỏ hoang, hư hỏng toàn bộ. Được biết, nếu hoàn thành đúng kế hoạch, công trình thuỷ lợi Ba La sẽ cấp nước cho khoảng 600 ha đất nông nghiệp của 2 xã Bình Nam, Bình Sa.
Nhưng 15 năm vẫn còn nằm đó?
Theo ghi nhận của phóng viên, vào năm 2005 theo quyết định 257/2003/QĐ-TTg của Chính phủ về việc hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo, Bình Sa cũng nằm trong danh sách được hỗ trợ xây dựng các công trình dân sinh, bao gồm cả kênh mương thuỷ lợi. Một lần nữa họ lại sống trong hi vọng để rồi phải thất vọng. Trong 5 năm thực hiện (bắt đầu từ 2005-2010) đến nay, hệ thống kênh mương vẫn còn bỏ ngỏ. Nông dân vẫn phải đậy sớm đi múc từng gàu nước tưới tiêu cho đồng ruộng.
Công trình thuỷ lợi Ba La đầu tư gần 15 tỷ, nhưng đến gần 15 năm vẫn “trớ đáy”
Ông Nguyễn Văn Thông - Phó chủ tịch UBND xã Bình Sa cho biết: “Thuỷ lợi Ba La bắt đầu xây dựng từ năm 1995. Đây là công trình do UBND tỉnh đầu tư xây dựng với tổng số vốn đầu tư gần 12 tỷ đồng, không thuộc thẩm quyền, trách nhiệm của xã (?). Sau hơn 15 năm đến nay công trình phải bỏ không vì không thể dẫn nước về tưới tiêu cho dân. Xảy ra tình trạng này là do quá trình khảo sát, thiết kế của đơn vị thi công đã không bám sát được đặc điểm địa hình nơi đây. Do đặc điểm đây là đất cát nên khi làm đường ống dẫn nước, đất và cát sẽ theo nước chảy vào ống, gây tắc nghẽn, đẫn đến tình trạng chênh lệch áp suất trong đường ống, gây nên tình trạng bung, vỡ ống nước. Công trình này không những không giúp được dân mà còn gây thiệt hại cho họ bởi tình trạng bồi đắp do công trình này gây ra đang ngày càng lấn chiếm diện tích đất canh tác của người nông đân nơi đây. Điều đầu tiên là bởi kinh phí còn lại hạn hẹp nên nếu đầu tư xây dựng thuỷ lợi cũng sẽ lỡ dở, không thể hoàn thành được, như thế sẽ rất hoang phí; thứ hai là bởi việc đảm bảo nước đầu nguồn cho công trình thuỷ lợi rất khó khăn, bởi đây là vùng đất cát, luôn ở trong tình trạng thiếu nước trầm trọng”.
Đây là bài toán khó nhưng không phải là không có cách giải quyết, nếu các đơn vị thi công nghiên cứu kỹ đặc điểm địa hình của nơi đây thì việc dẫn nước vẫn có thể xảy ra. “Chúng tôi chỉ mong các cấp có thẩm quyền hỗ trợ một cách tốt và thiết thực nhất cho nông dân nơi đây bớt khổ, đừng để tình trạng vừa lãng phí vừa không giúp được dân” - ông Thông nói.
Nhìn những nông dân múc từng gàu nước dưới ao nhỏ trút lên mấy cánh đồng khô cháy, nhìn những đoạn kênh trơ đáy, bể nát, cỏ mọc um tùm, ngổn ngang đất đá, chung tôi tôi thực sự xót lòng. Chẳng biết đến khi nào công trình thủy lợi Ba La trị giá tiền tỷ này mới hết bị bỏ hoang?
(Theo Nguyên Khang // Diễn đàn doanh nghiệp)
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com