Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Giải ngân FDI - nhân tố giúp giảm thâm hụt cán cân thanh toán

 Tính bình quân từ đầu năm đến nay, chúng ta đã giải ngân khoảng 900 triệu USD vốn FDI mỗi tháng.

FDI vẫn là điểm sáng trong cân bằng cán cân thương mại, cán cân thanh toán - Ảnh minh họa

Theo Cục Đầu tư nước ngoài- Bộ Kế hoạch và Đầu tư, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tiếp tục là nhân tố quan trọng giúp giảm thâm hụt cán cân thanh toán, trong hoàn cảnh thâm hụt cán cân thương mại 6 tháng khoảng trên 6,5 tỷ USD.

Với mức giải ngân vốn FDI tháng 6/2010 đạt 900 triệu USD, tổng mức giải ngân 6 tháng đầu năm đã đạt 5,4 tỷ USD, tăng khoảng 6% so với cùng kỳ năm 2009.

Tính bình quân từ đầu năm đến nay, chúng ta đã giải ngân khoảng 900 triệu USD vốn FDI mỗi tháng. Một điều đáng chú ý là, chỉ tiêu thu hút vốn đăng ký mới tiếp tục khởi sắc. Trong tháng 6, đã có 78 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký trên 800 triệu USD.

Như vậy tính chung 6 tháng, đã có 438 dự án đăng ký cấp mới với tổng vốn cam kết đầu tư đạt trên 7,9 tỷ USD, so với năm 2009 tuy chỉ bằng 80% về số dự án nhưng tăng tới 43% về vốn.

Nếu tính cả các dự án tăng vốn, trong nửa đầu đầu năm 2010, các nhà đầu tư nước ngoài đã đăng ký số vốn bằng khoảng hơn 80% cùng kỳ năm trước, đạt ở mức 8,43 tỷ USD.

Tình hình sản xuất của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tiếp tục được cải thiện. Không kể dầu thô, kim ngạch xuất khẩu của khu vực này ước đạt 14,6 tỷ USD, tăng 39,5% so với cùng kỳ.

Kim ngạch nhập khẩu của khu vực FDI cũng tăng mạnh trong 6 tháng đầu năm, ước đạt 16,1 tỷ USD, tăng xấp xỉ 49% so với cùng kỳ.

Theo Cục Đầu tư nước ngoài, những kết quả trên cho thấy các doanh nghiệp FDI vẫn là điểm sáng trong cân bằng cán cân thương mại, cán cân thanh toán. Tuy nhiên, khu vực này cũng cần chú ý đến chất lượng tăng trưởng, cần phải tiếp tục chuyển đối cơ cấu, nâng cao hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng cho hàng hóa xuất khẩu.

(Theo Huy Thắng // Tin Chính phủ)

 

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Thờ ơ với các dự án khu vui chơi giải trí
  • Cho vay tiêu dùng: Nhà băng sẵn sàng, khách hàng còn ngại
  • Tín dụng tiêu dùng không tăng, vì sao?
  • Mười năm nhịn ăn mới với tới
  • Lãi suất “dùng dằng” ở mức cao - Khó doanh nghiệp, khó cả ngân hàng
  • Buôn đất: Sóng trước “dìm” sóng sau
  • Chuyên gia Nguyễn Vạn Phú: Bàn về quản lý nợ công ở Việt Nam
  • Mua bán nợ, một phương thức tái cơ cấu doanh nghiệp hiệu quả
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!