Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thờ ơ với các dự án khu vui chơi giải trí

Dù nhiều tiềm năng, nhưng loại hình công viên giải trí (Theme Park) tại Việt Nam vẫn chưa thu hút mạnh nhà đầu tư nước ngoài (ĐTNN).
 
Tại Hội thảo về “Giải pháp đầu tư và phát triển khu vui chơi giải trí hiện đại tại Việt Nam” vừa được tổ chức tại TP.HCM, ông Thibault Paquin, đại diện Công ty Celebrating Life Co. Ltd, chuyên thiết kế các khu công viên giải trí lớn trên thế giới) nhận xét rằng, loại hình dịch vụ  này dù đã khá phổ biến ở Mỹ và một số nước châu Á, song chưa có “đất phát” ở Việt Nam.

“Các công viên giải trí lớn tập trung chủ yếu ở Nhật Bản, Hàn Quốc. Tuy nhiên, với sự sụt giảm lượng du khách do cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nên loại hình giải trí này sẽ dịch chuyển sang PhilippinesSingaporeMalaysia... và cả Việt Nam. Song, để tìm ra mô hình chuẩn, đủ sức hấp dẫn để thu hút các nhà ĐTNN lớn đến Việt Nam quả là chuyện không đơn giản”, ông Thibault Paquin nói.

Tại TP.HCM, đến thời điểm này, không ít nhà đầu tư đã nói lời tạm biệt với một số dự án khu vui chơi, giải trí. Cụ thể, Dự án Saigon Water Park ở Thủ Đức (TP.HCM), một trong những công viên nước đầu tiên tại TP.HCM từng được đưa vào khai thác, nay đã đóng cửa. Chủ đầu tư Dự án là Công ty Liên doanh Văn hóa - Thể thao dưới nước - liên doanh giữa Công ty Pegasus Leisure (British Virgin Islands) và Saigontourist. Tiếp đó là Dự án VietnamWaterPark tại quận 9 (TP.HCM) cũng đã ngừng hoạt động. 

Theo ông Võ Xuân Nam, Phó trưởng Phòng Lữ hành (Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch TP.HCM), nguyên nhân của tình trạng trên là do các hạng mục trò chơi khá sự đơn điệu, thiếu sự đổi mới..., nên các dự án làm ăn không có lãi và phải ngừng hoạt động.

Ông Phạm Trung Lương, Phó giám đốc Viện Nghiên cứu và Phát triển du lịch Việt Nam cho biết, các dự án công viên giải trí hiện đại không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước, mà còn làm tăng giá trị kinh doanh cho lĩnh vực du lịch. Tuy nhiên, tại Việt Nam, những lý do chính khiến vốn ĐTNN vào lĩnh vực này còn ít là do thuế suất thuế nhập khẩu tư liệu sản xuất phục vụ cho dự án công viên giải trí đang bị coi như hàng tiêu dùng, nên được áp ở mức cao (23%), sự thiếu hụt về nguồn nhân lực thạo việc...  Ông Kevin Barbee, nhà thiết kế Công viên Chủ đề Universal Studio tại Singapore cho biết, mỗi công viên giải trí lớn có thể cần tới 6.000 - 8.000 nhân viên làm việc thường xuyên.

Đứng ở góc độ nhà đầu tư, ông Trần Kim Chung, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần C.T Group (chủ đầu tư Khu công viên sinh thái Hồ Vĩnh Lộc, huyện Bình Chánh, TP.HCM) cho rằng, khó khăn trong giải phóng mặt bằng và không có đủ quỹ đất cần thiết là những nguyên nhân chính khiến nhà ĐTNN chùn bước.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia nước ngoài, vấn đề sống còn của dự án công viên giải trí lại nằm ở việc huy động vốn, xác định quy mô hợp lý, đối tượng khách hàng, cách quản trị (không chỉ trông chờ vào tiền bán vé, mà phải tạo nguồn thu từ các dịch vụ khác, chủ yếu là dịch vụ bán lẻ)... 

Còn về việc ưu đãi đầu tư, ông Nguyễn Thế Hưng, Phó giám đốc Trung tâm ĐTNN phía Nam cho rằng, theo Nghị định 69/2008/NĐ-CP, các dự án như trên đều được hưởng ưu đãi cao nhất (với điều kiện đây là những khu sử dụng công nghệ cao, hiện đại).

Ông Phạm Trung Lương cho rằng, để tạo sức hút đối với nhà ĐTNN cũng như không ảnh hưởng đến hiệu quả thu hút đầu tư, Nhà nước nên áp dụng mức thuế một cách linh hoạt, tùy thuộc vào mức độ sinh lời của từng dự án và tùy theo từng giai đoạn của dự án...

Song, theo ông Kubilay Alpdogan, Trưởng bộ phận Kinh doanh Công ty Polin Water Parks & Pool Systems (thiết kế Khu vui chơi giải trí Vinpearl ở Nha Trang), Việt Nam chưa sẵn sàng  đầu tư xây dựng công viên giải trí lớn, bởi nhu cầu thị trường chưa cao. Do đó, các nhà đầu tư nên chọn quy mô vừa phải và có quỹ đất dự trữ để đón thị trường trong vài năm tới.

(Theo Hải Âu // Báo đầu tư)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Giải ngân FDI - nhân tố giúp giảm thâm hụt cán cân thanh toán
  • Cho vay tiêu dùng: Nhà băng sẵn sàng, khách hàng còn ngại
  • Tín dụng tiêu dùng không tăng, vì sao?
  • Mười năm nhịn ăn mới với tới
  • Lãi suất “dùng dằng” ở mức cao - Khó doanh nghiệp, khó cả ngân hàng
  • Buôn đất: Sóng trước “dìm” sóng sau
  • Chuyên gia Nguyễn Vạn Phú: Bàn về quản lý nợ công ở Việt Nam
  • Mua bán nợ, một phương thức tái cơ cấu doanh nghiệp hiệu quả
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!