Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Giảm lãi suất OMO: Tiết kiệm chi phí cho ngân hàng

Lãi suất OMO ngày 4/7 giảm về mức 14%/năm, sau 47 ngày duy trì ở mức 15%/năm. Đây là lần đầu tiên kể từ tháng 11/2010, lãi suất OMO được điều chỉnh giảm. Tuy nhiên, so với thời điểm tháng 11/2010, lãi suất OMO vẫn cao hơn đến 7%. Vụ trưởng Vụ chính sách tiền tệ (NHNN) Nguyễn Ngọc Bảo khẳng định, việc NHNN điều chỉnh lãi suất chào mua giấy tờ có giá qua nghiệp vụ OMO là điều hết sức bình thường.

Thứ nhất, lãi suất trên thị trường OMO là lãi suất linh hoạt. Thứ hai, trong Nghị quyết 11 của Chính phủ, Thủ tướng yêu cầu NHNN điều hành chủ động, linh hoạt, hiệu quả các công cụ chính sách tiền tệ nhất là các loại lãi suất và lượng tiền cung ứng để đảm bảo kiềm chế lạm phát. Quả vậy, theo thống kê trong tháng 6, NHNN bơm ra thị trường mở 141.907,6 tỷ đồng và hút về 194.447 tỷ đồng. Như vậy, mức hút ròng trên OMO trong tháng qua đạt 52.539 tỷ đồng.

Nhiều chuyên gia ngân hàng cũng nhìn nhận, việc giảm lãi suất OMO không đồng nghĩa với việc NHNN nới lỏng chính sách tiền tệ, bởi những ngân hàng nào có giấy tờ có giá (trái phiếu Chính phủ) mới có thể tham gia vay vốn trên thị trường này. Đặc biệt, lãi suất OMO lãi suất 14%/năm, nhưng kỳ hạn chỉ có 7 ngày nhằm hỗ trợ những ngân hàng bù đắp thiếu hụt thanh khoản chứ không phải cho vay. Hơn thế, các ngân hàng cũng không thể thả tay cho vay khi mà NHNN đã khống chế trần tăng trưởng tín dụng ở mức 20% theo từng tháng từ nay đến hết năm 2011. Trong khi 6 tháng đầu năm dư nợ nhiều ngân hàng đã áp sát chỉ tiêu cả năm, những tháng cuối năm một số ngân hàng phải thu hồi nợ cũ mới có thể cho vay tiếp. Bên cạnh đó, là quy định giảm tỷ trọng tăng trưởng tín dụng phi sản xuất đến cuối năm 2011 về mức 16%/tổng dư nợ cũng là một trong những gọng kìm kiềm chế tăng trưởng tín dụng ngân hàng.

Mặc dù vậy, nhiều chuyên gia cho rằng, lãi suất OMO giảm sẽ tạo điều kiện cho các NHTM tiếp cận nguồn vốn rẻ hơn. Lãi suất OMO giảm như một cách làm "mát" lãi suất trên thị trường liên ngân hàng và ngân hàng dư vốn không thể làm giá với ngân hàng bạn thiếu vốn, nơi thiếu thanh khoản vay mượn NHNN với giá rẻ hơn. Điều đó cùng với việc lãi suất trên thị trường liên ngân hàng thời gian qua đã hạ nhiệt sẽ tạo điều kiện cho các NHTM giảm được chi phí vốn, từ đó giảm lãi suất cho vay. "Động thái này cho thấy, thanh khoản hệ thống ngân hàng không còn quá gắt gao như những tháng trước và các ngân hàng có thể sẽ không phải huy động vốn bằng mọi giá", một chuyên gia phân tích.

Trong vòng hơn một tháng qua, nhiều ngân hàng lớn bắt đầu tăng mua trái phiếu Chính phủ với lãi suất 12-13%/năm đối với kỳ hạn trung hạn. Phó tổng giám đốc một NHTM Nhà nước cho biết, họ mua trái phiếu trong thời điểm này như một hình thức dự trữ thứ cấp trong danh mục nguồn vốn ngân hàng. Nguồn tin từ Bộ Tài Chính cho biết, 99% tổ chức trúng thầu trái phiếu Chính phủ trong tháng 6 vừa qua là các TCTD. Nay NHNN tạo thêm một động tác giảm lãi suất công cụ OMO sẽ từng bước hạ nhiệt cơn sốt lãi suất trong các ngân hàng thời gian qua.

Theo ông Lý Xuân Hải - Tổng giám đốc NHTMCP Á Châu (ACB), lãi suất đang có cơ sở để giảm xuống, song lãi suất sẽ giảm từ từ, chứ chưa thể tụt áp như mong đợi của người vay trong thời gian tới. Đồng quan điểm này, một chuyên gia kinh tế khẳng định, hiện kiềm chế lạm phát vẫn là ưu tiên hàng đầu. Bởi lạm phát tuy đã giảm tốc, song vẫn đứng ở mức cao. Và để kiềm chế lạm phát, lãi suất vẫn là một công cụ hữu hiệu. Lãi suất huy động có cao mới hút được tiền về; lãi suất cho vay có cao mới hạn chế được cầu tín dụng. Mặc dù vậy, việc NHNN giảm lãi suất OMO cũng sẽ trợ giúp cho các NHTM hạ thấp lãi suất cho vay trong thời gian tới.
 

NHNN khẳng định, thực tế thị trường hiện nay dư cung thanh khoản, lãi suất thị trường liên ngân hàng tương đối ổn định ở mức 12-13%/năm, lãi suất huy động vốn VND thực tế từ tổ chức kinh tế và dân cư có biểu hiện giảm. Trong thời gian tới, NHNN tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng, linh hoạt, theo các mục tiêu tiền tệ tại Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/2/2011 và Nghị quyết số 83/NQ-CP ngày 5/6/2011.

(SBV)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Nới lỏng chính sách tiền tệ lúc này là quá sớm?
  • Khi người ta sợ hãi
  • Nhiều tỷ đồng vốn hỗ trợ lãi suất bị lợi dụng để trục lợi
  • Lãi suất bình quân liên ngân hàng kỳ hạn 6 tháng lên 15%?
  • Bốn nguy cơ đe dọa hệ thống ngân hàng Việt Nam!
  • Đồng đô la sẽ tăng khỏang 10% vào cuối năm nay?
  • Chuyên gia bình luận gì về việc lãi suất OMO giảm?
  • Xử lý ngân hàng vượt tín dụng phi sản xuất, cách nào?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!