Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Khi người ta sợ hãi

Vàng thấp thỏm chờ quy định mới, bất động sản tê liệt và có nguy cơ vỡ bong bóng vì thiếu vốn, cổ phiếu rẻ hơn rau muống... Với hiện trạng này của các kênh đầu tư, tâm lý chung của người mua là sợ hãi.

Người sợ hãi chờ đợi những tín hiệu rõ ràng hơn. Người không sợ hãi chờ đợi giá giảm thêm... Thanh khoản trên các kênh đầu tư giảm trầm trọng vì sự chờ đợi này. Đâu đó chỗ này, chỗ kia... sự giải chấp đã xuất hiện khiến thị trường càng thêm ảm đạm. Chính trong bối cảnh dường như bế tắc này, câu nói nổi tiếng của nhà đầu tư tỉ phú Warren Buffett "khi người ta sợ hãi, thì mình phải tham lam" trở thành "kim chỉ nam" đối với nhiều người. Còn nhớ năm 2008, khi cuộc khủng hoảng tài chính đang trong giai đoạn trầm trọng nhất, hầu hết các nhà đầu tư lớn nhất, tên tuổi nhất trên toàn cầu đều "co" lại thủ thế thì tỉ phú này đã thực hiện một cú "lội ngược dòng", gây kinh ngạc cho cả thế giới khi rút hầu bao một số tiền khổng lồ 5 tỉ USD để đầu tư vào cổ phiếu ưu đãi của đại gia tài chính Goldman Sachs. Phi vụ này đã mang lại cho Warren Buffet khoản lợi nhuận lên tới 3 tỉ USD, đưa ông lên vị trí số 1 trong bảng xếp hạng người giàu nhất thế giới của Tạp chí Time năm 2009. Câu nói nổi tiếng của Warren Buffett một lần nữa lại đúng và càng trở nên nổi tiếng hơn sau thương vụ này.

Trở lại với thị trường nội địa, câu hỏi đặt ra là "liệu đã đến lúc phải tham lam chưa?". Các nhà đầu tư, đầu cơ, người có nhu cầu thực sự luôn nói về "đáy" của thị trường chứng khoán, bất động sản. Nhưng thế nào là "đáy" lại không dễ trả lời. Chỉ có thể ngầm hiểu đó là giá thành, giá gốc của sản phẩm. Vậy thì những cổ phiếu dưới giá trị sổ sách, những bất động sản bán thấp hơn giá gốc... có phải là đã tới đáy? Câu trả lời thuộc về mỗi người. Có một nghịch lý đã lặp đi lặp lại rất nhiều lần là khi giá bất động sản, chứng khoán đắt thì chúng ta đổ xô vào mua. Nhưng khi giá rẻ thì sự nghi ngại lại xuất hiện. Hiện tại, nghịch lý này cũng đang xảy ra.

Chính sách siết chặt tiền tệ được coi là nguyên nhân lớn nhất khiến các kênh đầu tư này đóng băng. Nhưng thực tế, lớp băng đã được phủ từ trước đó rất lâu. Vẫn có rất nhiều người có nhu cầu, có điều kiện, có khả năng nhưng nỗi sợ hãi đã giữ chân họ. Hãy thử một lần đi ngược lại số đông; thử một lần "tham lam khi người ta sợ hãi"... để xem triết lý kinh doanh của tỉ phú hàng đầu của Mỹ có hiệu quả với thị trường Việt Nam.

(Thanh Niên Online)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Nhiều tỷ đồng vốn hỗ trợ lãi suất bị lợi dụng để trục lợi
  • Lãi suất bình quân liên ngân hàng kỳ hạn 6 tháng lên 15%?
  • Bốn nguy cơ đe dọa hệ thống ngân hàng Việt Nam!
  • Đồng đô la sẽ tăng khỏang 10% vào cuối năm nay?
  • Chuyên gia bình luận gì về việc lãi suất OMO giảm?
  • Xử lý ngân hàng vượt tín dụng phi sản xuất, cách nào?
  • Duy trì chiều hướng hạ lãi suất
  • Cẩn trọng với lách trần lãi suất huy động (kỳ 2)
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!