Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Gỡ nút thắt trong thu hút FDI

Khu vực FDI có đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Ảnh: Đức Thanh
Nút thắt về hạ tầng và nguồn lực có tay nghề, cùng sự cạnh tranh giữa các thị trường mới nổi, sẽ tiếp tục là trở ngại lớn đối với Việt Nam trong thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thời gian tới.
 
GS.TSKH Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài cho biết, Việt Nam khá thành công trong việc thu hút dòng vốn FDI từ các tập đoàn, công ty đa quốc gia, song sự hiện diện của các doanh nghiệp trong "Top 500" của thế giới vẫn còn ít so với các nước trong khu vực, như Thái Lan, Indonesia, Malaysia…

Đơn cử, Hoa Kỳ là quốc gia dẫn đầu về đầu tư ra nước ngoài, song kể từ khi ký Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ (BTA), mặc dù thương mại hai chiều tăng mạnh, song hoạt động đầu tư chưa tăng trưởng tương xứng. Theo đó, tổng vốn thực hiện trong giai đoạn 2002 - 2009 mới đạt 479 triệu USD/năm, chỉ gấp chưa đến hai lần so với giai đoạn trước khi ký BTA (248 triệu USD/năm).

Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa các nhà đầu tư Hoa Kỳ không mặn mà với thị trường Việt Nam. Theo một cuộc thăm dò mới đây của Công ty Kiểm toán quốc tế KPMG  qua mạng Internet, với tên gọi "Investing in Vietnam" (Đầu tư vào Việt Nam), phần lớn nhà đầu tư Hoa Kỳ đánh giá cao thị trường Việt Nam, với ưu thế là chi phí lao động cạnh tranh, phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp trong giai đoạn tiết giảm chi phí.

Trên thực tế, chi phí đầu tư tại các thị trường khác đang tăng lên, đặc biệt là Trung Quốc. Theo khảo sát được KPMG thực hiện tại 5 nền kinh tế có sức hút cao trong khu vực là: Thái Lan, Ấn Độ, Indonesia, Việt Nam và Trung Quốc, nếu như cách đây 10 năm, Thái Lan dẫn đầu về chi phí cho nhân công (gần 1 USD/giờ) và chi phí nhân công tại Trung Quốc chỉ nhỉnh hơn Việt Nam chút ít, thì hiện nay, Trung Quốc đã dẫn đầu về tiêu chí này và khoảng cách sẽ còn tiếp tục nới rộng trong tương lai. Theo dự báo, đến năm 2015, tại Việt Nam, chi phí nhân công ở mức gần 1,5 USD/người/giờ, trong khi tại Trung Quốc sẽ là 4,5 USD/giờ.

Một lý do nữa tạo sức hút đầu tư cho Việt Nam được đánh giá là tiềm năng của thị trường nội địa trong tương lai. Theo khảo sát được KPMG, Việt Nam đang hình thành một tầng lớp trung lưu, trong khi GDP tính theo đầu người tăng nhanh qua các năm. Được biết, hầu hết doanh nghiệp tham gia khảo sát hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ, tài chính, sản xuất, tư vấn và quỹ đầu tư.

Trong khi đó, bà Keiko Kubota, quyền Kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới (WB) đã chỉ ra nhiều thách thức đối với Việt Nam trong giai đoạn tiếp theo, trong đó, bà Keiko Kubota nhấn mạnh đến sự trỗi dậy mạnh mẽ của các nền kinh tế mới nổi, đặc biệt là Trung Quốc và Ấn Độ. Theo bà Keiko Kubota, sự trỗi dậy này có thể khiến các tập đoàn đa quốc gia chuyển hướng đầu tư.

Với viễn cảnh như vậy, bà Keiko Kubota cho rằng, để tăng khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, Việt Nam phải liên tục đổi mới, trong đó, tập trung đầu tư vào con người để dần thoát khỏi sự phụ thuộc vào nguồn nhân công giá rẻ, đồng thời cải thiện hạ tầng và logistic.

Ở khía cạnh tư vấn cho các nhà đầu tư nước ngoài, ông Nguyễn Công Ái, đại diện của KPMG Việt Nam cho biết, nhà đầu tư nước ngoài đặc biệt quan tâm đến mảng dịch vụ, nên Việt Nam cần tạo điều kiện để dịch vụ trở thành ngành mũi nhọn, nhất là dịch vụ công nghệ cao, bởi đây là lĩnh vực tạo ra giá trị gia tăng cao và đào tạo được đội ngũ nhân lực phát triển theo hướng bền vững.

(Theo Hải Âu // Báo đầu tư)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • ADB: '20% nguồn tiền lưu thông tại Việt Nam là USD'
  • Hỗ trợ lãi suất, bài học kinh nghiệm
  • Lãi vay tiêu dùng án binh bất động
  • Sau Thông tư 19, tín dụng sẽ về đâu?
  • Động lực mới từ đại lộ Thăng long
  • Nhà cao tầng ở trung tâm và bài toán kẹt xe
  • Dự án nhà ở để bán của Vinaconex 2 bao giờ xong?
  • Sân chơi bình đẳng giữa DN tư nhân và DN nhà nuớc?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!