Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Sân chơi bình đẳng giữa DN tư nhân và DN nhà nuớc?

Khu vực doanh nghiệp tư nhân phát triển èo uột là kết quả của môi trường kinh doanh bất bình đẳng và cách chi ngân sách cho đầu tư phát triển, rót phần lớn nguồn vốn này vào khu vực kinh tế nhà nước.

Khu vực doanh nghiệp tư nhân với câu chuyện buồn


Trong các văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước cho phép người dân được quyền tự do kinh doanh những gì không trái luật. Và như vậy, kể từ khi đổi mới đến nay, số lượng doanh nghiệp tư nhân đã tăng lên 550.000, một kết quả rất ấn tượng đáng mừng của nền kinh tế quốc dân nói chung. Tuy nhiên, điều đáng nói là có tới 97% doanh nghiệp tư nhân vẫn chỉ ở quy mô vừa, nhỏ và siêu nhỏ.

Theo ông Trần Đình Thiên (Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương) khu vực kinh tế tư nhân phát triển “li ti”. Cứ có vốn là mở công ty, thậm chí có cả làng mở công ty. Rất hiếm những công ty có tiềm lực kinh tế lớn nnổi trội về công nghệ, quản lý hay vươn ra cạnh tranh quốc tế. Thực tế trên cho thấy câu chuyện đáng buồn của khu vực kinh tế này.

Giải thích điều này có vô vàn lý do thuyết phục. Tuy nhiên, có một lý do cơ bản không thể phủ nhận, đó là khu vực kinh tế này cứ èo uột, chậm lớn do bị chèn ép bởi chính khu vực kinh tế nhà nước, khi Nhà nước làm kinh doanh. Phần thắng trong một cuộc chơi như vậy đương nhiên thuộc về ai giữ quyền vừa đá bóng vừa thổi còi.

Cũng bàn về vấn đề này, Chuyên gia kinh tế Nguyễn Trần Bạt cho rằng "Bản chất của nhà nước là phải nhìn nhận một cách khách quan giữa các khối kinh tế chư không quá chú tâm vào một khối kinh tế nào mà quên đi những khối kinh tế khác. Nếu làm như thế là chúng ta đang “Sa mạc hoá" nền kinh tế khi mà các nguồn lực bị hút hết vào một chỗ thì các chỗ khác sẽ không có nguồn lực để phát triển.”

Ngoài ra, nhìn ở tổng thể nền kinh tế quốc dân doanh ngiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân trong giai đoạn sắp tới? Ông Cao Sĩ Kiêm cũng cho biết "Nền kinh tế nhà nước phải đảm bảo cho kinh tế nhà nước không bị chao đảo, còn những việc khác thì để các doanh nghiệp tư nhân tham gia. Nhà nước chỉ đóng vai trò ở chỗ những doanh nhân khác không làm được, làm những công việc mang tính xã hội nhiều hơn như an ninh quốc phòng, chính sách xã hội."

Chênh lệch đầu tư công?

Nhà nước là nhà đầu tư lớn nhất liệu có mâu thuẫn với sự phát triển của khu vực doanh nghiệp tư nhân? Đó là điều đương nhiên. Chỉ cần nhìn về cách đầu tư của Nhà nước thì sẽ thấy nó tác động như thế nào đến ổn định kinh tế vĩ mô.

Minh chứng là trước đó, Ngân hàng Nhà nước đã ký một thoả thuận vay vốn trị giá tới 630 triệu USD của ngân hàng Phát triển châu Á. Gói tài chính khổng lồ này, cho dù được mô tả dưới những từ ngữ rất tích cực như “hỗ trợ chuyển đổi”, hay “củng cố bảng cân đối tài chính”, hay “cải thiện năng lực điều hành”,… cũng không thể giấu đi cái đích của nó: chỉ dành cho doanh nghiệp nhà nước. Cấp 300 triệu USD trái phiếu quốc tế trả nợ cho Vinashin, hay bảo lãnh đến 90% tổng vốn vay nước ngoài của các doanh nghiệp nhà nước, hay vay 630 triệu của ADB để cấp cho doanh nghiệp nhà nước chỉ là một phần trong chuỗi dài các ưu ái – từ tài chính, đất đai, chính sách – mà Nhà nước dành cho khu vực doanh nghiệp của mình.

Dù số lượng doanh nghiệp nhà nước ngày nay đã giảm đáng kể từ gần 13.000 cách đây hai thập kỷ xuống còn 1.500, họ vẫn đang nắm giữ tới 80% tài sản của Nhà nước và hầu hết nguồn lực đất nước, nhiều đến nỗi ngay cả Nhà nước cũng không biết rõ. Vậy đâu là không gian phát triển cho khu vực kinh tế kia?

Bên cạnh đó, Các báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội hàng năm luôn chứa đựng những câu chữ thể hiện sự tự hào về tỷ lệ đầu tư lớn của Nhà nước trong nền kinh tế. Báo cáo năm nay là một ví dụ. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội dự kiến đạt khoảng 800 ngàn tỉ đồng, trong đó gần một nửa vẫn thuộc về Nhà nước như vốn đầu tư từ ngân sách, trái phiếu chính phủ, tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước (còn lại là vốn đầu tư từ dân cư, tư nhân và FDI). Tỷ lệ này, theo ngân hàng Thế giới, đưa Việt Nam thành một trong những quốc gia đầu tư công lớn nhất thế giới. Con số này, vốn vẫn duy trì suốt hàng thập kỷ qua, cho thấy Nhà nước vẫn là nhà đầu tư lớn nhất ở Việt Nam.

(tamnhin)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Người Việt mua nhà ở nước ngoài - nhìn từ góc độ quản lý ngoại hối
  • Tài chính vẫn là hiểm họa tiềm tàng của phục hồi
  • Nới lỏng ngầm định
  • Tận dụng quỹ đất công để phát triển nhà ở
  • “5 năm nữa mới là “thời” của BĐS nghỉ dưỡng”
  • Siết việc đăng ký đầu tư rồi… bỏ chạy
  • Thêm lợi ích cho khách hàng vay vốn
  • Tái khởi động dự án đường Vành đai 2,5: Hàng loạt dự án bất động sản “lên đời”
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!