Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Goldman Sachs: Dòng vốn kỷ lục đổ vào các thị trường mới nổi

Lãi suất cơ bản thấp tại các nước phát triển đang khiến nhà đầu tư tìm đến lợi nhuận cao hơn từ các thị trường mới nổi.

Báo cáo mới nhất của Goldman Sachs cho thấy lượng vốn ròng vào thị trường các nước mới nổi tăng trưởng kỷ lục, đẩy giá tài sản lên. Chính phủ các nước này có thể phải áp dụng các biện pháp kiểm soát vốn do nhiều rủi ro tiềm ẩn.

Theo Robin Brooks, chuyên gia chiến lược về thị trường ngoại hối của Goldman Sachs, lượng vốn vào thị trường các nước mới nổi hiện đạt 575 tỷ USD/ năm, cao nhất từ trước tới nay và cao hơn 20% so với thời kỳ khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Dòng vốn chảy vào mạnh giúp các nền kinh tế mới nổi có được nguồn cung tài chính chi phí thấp, lợi suất trái phiếu giảm và nhu cầu nội địa tăng cao.

Tuy nhiên ông Brooks cho rằng dòng tiền này cũng đẩy giá các đồng tiền lên, gây ra áp lực lạm phát khiến chính phủ một số nước có thể sẽ áp dụng kiểm soát đối với dòng vốn từ bên ngoài.

Chỉ số MSCI của TTCK nhóm nước mới nổi tăng 2,3% trong năm nay so với mức sụt giảm 2,8% của chỉ số MSCI của TTCK nhóm nước phát triển.

Tháng 6/2010, chính phủ Hàn Quốc thắt chặt mức nắm giữ tối đa hợp đồng phái sinh tiền tệ của các ngân hàng nhằm ngăn biến động dòng vốn.

Cùng tháng, Ngân hàng Trung ương Indonesia yêu cầu nhà đầu tư phải nắm giữ hối phiếu thời hạn 1 tháng ít nhất 4 tuần.

Tháng 10/2009, chính phủ Brazil áp dụng thuế 2% đối với việc nắm giữ cổ phiếu và trái phiếu của nhà đầu tư.

Theo Goldman Sachs, tăng trưởng kinh tế tại Trung Quốc khiến việc đầu tư vào các đồng tiền châu Á sôi động và lạc quan hơn.

(Báo điện tử Doanh Nhân Việt Nam toàn cầu)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Bất động sản Hà Nội: Nhà đầu tư thiếu chuyên nghiệp
  • Hiệu quả chưa xứng tiềm năng
  • Quản trị rủi ro ngân hàng, tại sao cần siết chặt? - kỳ1
  • Quản trị rủi ro ngân hàng, tại sao cần siết chặt? - kỳ 2
  • “Bỗng dưng”… sốt đất dự án
  • Tìm điểm sáng cuối năm cho chứng khoán
  • Lãi suất USD trong nước cao gấp 10 lần thế giới
  • 'Việt Nam cần tỉnh táo trước các chỉ số tăng trưởng'
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!