Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Khi đồng Euro suy yếu

Nhà chiến lược tiền tệ Hans Redeker của Công ty BNP Paribas có nói “một đồng Euro rất yếu là một phần trong chiến lược sinh tồn của khu vực 16 nước châu Âu cùng chia sẻ đồng tiền này”.

Theo Trung tâm Nghiên cứu kinh tế và kinh doanh- CEBR (có trụ sở tại London) đồng Euro sẽ giảm xuống ngang bằng với USD vào năm 2011 (nếu đồng tiền này vẫn tồn tại đến thời điểm đó) trong khi kinh tế châu Âu phục hồi chậm chạp.

Những phán đoán về sự suy yếu của đồng Euro

Tổng Giám đốc CEBR Douglas McWilliams nhận xét, một điều gần như chắc chắn sẽ xảy ra là đồng Euro sẽ sụp đổ vào một thời điểm nào đó, có thể là trong vòng từ 5 - 10 năm tới và trong thời gian từ nay đến đó, đồng tiền này chắc chắn sẽ rất yếu.

Trong bối cảnh đồng Euro liên tiếp giảm giá so với đồng USD, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng đà mất giá sẽ còn tiếp diễn trong thời gian tới trước những ảnh hưởng nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng nợ quốc gia tại khu vực 16 nước châu Âu (Eurozone) sử dụng đồng tiền chung này.

Nhưng câu hỏi đặt ra là đồng tiền này có thể xuống thấp đến đâu? Một số người dự đoán vào năm 2011, tỷ giá giữa đồng Euro và USD sẽ ngang bằng, khi 1 euro chỉ đổi được 1 USD - ngưỡng mà người ta chứng kiến vào tháng 7/2002 (tức giảm 18% so với mức 1 euro ăn 1,23 USD cuối tháng 5/2010).

Những con số dự đoán về tỷ giá đồng Euro vào cuối năm nay dao động trong khoảng 1,15-1,22 USD.

Châu Âu được lợi 

Tuy nhiên, nếu diễn ra với tốc độ vừa đủ, sự suy yếu của đồng Euro vẫn có thể hỗ trợ xuất khẩu và tạo một đòn bẩy cho nền kinh tế đang chìm trong khó khăn của châu Âu.

Các công ty dựa vào xuất khẩu sẽ có tính cạnh tranh hơn về giá bên ngoài Eurozone, có thể tăng doanh thu và giúp loại bỏ nguy cơ châu Âu sẽ trở thành chướng ngại vật đối với sự phát triển của kinh tế toàn cầu cũng như kìm hãm các thị trường chứng khoán.

Đồng Euro yếu hơn có thể giúp bù đắp những ảnh hưởng từ việc cắt giảm chi tiêu và tăng thuế tại Hy Lạp, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và Italia.

Những biện pháp thắt lưng buộc bụng đang được áp dụng nhằm tránh xảy ra kịch bản “ác mộng”, khi mà các nhà đầu tư từ chối mua các công cụ nợ mới được phát hành tại các nước yếu hơn trong Eurozone, dấy lên làn sóng vỡ nợ và thậm chí là khiến đồng Euro giảm mạnh hơn nữa.

Tuy nhiên, các nhà kinh tế cảnh báo, những gì mà đồng Euro cần là một chương trình cải tổ cơ cấu để giành được sự ủng hộ của giới đầu tư. Những chương trình này bao gồm các quy định khắt khe hơn trong việc quản lý thâm hụt để đảm bảo cuộc khủng hoảng hiện nay sẽ không tái diễn, cũng như giảm bớt những quy định phiền toái trong việc thuê mướn và sa thải nhân công, vốn đang kìm hãm trong tạo việc làm, nhất là tại các nước Nam Âu.

Xuất khẩu là nhân tố chính kéo châu Âu thoát khỏi vòng xoáy suy thoái. Trong quý IV/2009, kim ngạch xuất khẩu của Eurozone đã tăng 1,9% so với quý trước đó lên 838 tỷ Euro, tương đương 36% tổng GDP của khu vực. Xu hướng này vẫn đang tiếp diễn, khi các số liệu thống kê của EU cho thấy xuất khẩu của Eurozone trong tháng 3/2010 đã tăng 22% lên 134,9 tỷ Euro, so với 110,3 tỷ Euro một năm trước.

Một trong số những người dự báo rằng tỷ giá đồng Euro có thể rơi xuống 1 USD vào năm 2011 là nhà chiến lược tiền tệ Hans Redeker của Công ty BNP Paribas.

Ông Redeker nói: “Hiện có quá nhiều sự kiện bất lợi đang diễn ra và điều đó có nghĩa là đồng Euro sẽ tiếp tục phải chịu áp lực trong một thời gian nữa. Nhưng rốt cuộc thì chúng ta cần một đồng Euro với giá trị khá thấp để có thể duy trì tính liên kết trong Eurozone. Điều này có nghĩa là một đồng Euro rất yếu là một phần trong chiến lược sinh tồn của khu vực 16 nước châu Âu chia sẻ đồng tiền chung. Chúng ta cần một thời kỳ mà trong đó đồng Euro bị phá giá mạnh”.

(Theo Nguyễn Đăng // Tin Chính phủ)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Giảm chi ngân sách - thần dược hay độc dược cho châu Âu?
  • IMF: Năm 2030 châu Á sẽ “vượt” G7 về quy mô kinh tế
  • Rút bài học sớm từ khủng hoảng nợ châu Âu
  • Không thể hội nhập kiểu phong trào
  • Kiểm soát dòng vốn...
  • WB lạc quan về phục hồi kinh tế toàn cầu
  • Hà Nội: Đắng, ngọt sau cơn “sốt” ảo đất tại Ba Vì
  • Bán vốn nhà nước: Không dễ
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!