Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Khi nào USD vào vùng căng thẳng?

Trao đổi với PV chiều ngày 27.7, nhiều DN xác nhận họ vẫn mua được USD từ các ngân hàng đáp ứng đủ nhu cầu với giá bằng giá niêm yết. Hiện giao dịch mua USD của các DN nhập khẩu vẫn chưa gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, có sự khác nhau về giá khi giao dịch USD giữa các ngân hàng với các đối tượng có nhu cầu.

Biên độ, tỉ giá chính thức và phi chính thức giữa USD và VND từ             tháng 5.2008 tới tháng 7.2010. Nguồn: HSC
Biên độ, tỉ giá chính thức và phi chính thức giữa USD và VND từ tháng 5.2008 tới tháng 7.2010. Nguồn: HSC
Vẫn đủ cầu

Theo sự phân loại như trên thì những đơn vị nằm trong diện nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu như Cty Vinacam thì được các NH ưu tiên về số lượng, thời gian và giá bán đúng bằng giá niêm yết trên website của NHTM. Còn các đối tượng khác theo phản ánh đã phải mua với giá cao hơn mức giá niêm yết công khai một chút.

Sự chênh lệch này được tính vào phí giao dịch hoặc hợp thức hóa bằng việc tính thêm vào lãi suất vốn vay nếu DN có quan hệ vay vốn tại NH. Theo chị Thượng Thị Ngọc Tuyết- CTCP Tân Phú, mỗi tháng Cty chị cần khoảng 600.000USD cho việc nhập khẩu hàng hóa. Khi mua USD tại NH, Cty chị phải trả thêm một khoản chênh (gọi là phí). Theo giải thích của phía NH với Cty, khoản chênh này là do bản thân các NH cũng phải mua lại từ các khách hàng và các NH khác với giá cao nên khi bán lại cho DN cũng cao hơn giá niêm yết là điều dễ hiểu.

Theo kế toán của một Cty nhập khẩu máy móc, thiết bị cho cơ quan và tổ chức công, DN của chị hiện vẫn mua được đủ USD với giá niêm yết để thanh toán. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây Cty phải mua cao hơn giá niêm yết một chút ít và phải báo trước để NH thu xếp. Theo chị, Cty chấp nhận mua USD trong NH với giá cao hơn giá niêm yết vì mức giá này vẫn thấp hơn giá USD ngoài thị trường tự do. Nếu so với một số thời điểm của năm 2009, dù Cty chấp nhận mua USD giá cao nhưng các NH vẫn không có. DN này phải mua USD ngoài thị trường tự do và đóng vào tài khoản trong NH để thanh toán các đơn hàng nhập khẩu.

VND chịu sức épbao nhiêu?

Dù vẫn có rất nhiều DN mua được USD tại các NH với số lượng đáp ứng được nhu cầu theo giá ngang bằng hoặc cao hơn không đáng kể so với niêm yết công khai; và việc so sánh với tình hình ngoại tệ 2 năm trước thì hiện tại cung - cầu về USD vẫn chưa tới mức căng thẳng, song nếu xét về diễn tiến, đã xuất hiện nhiều lo ngại như các chuyên gia đã cảnh báo trước đó về tác động tới tỉ giá trong 2 quý cuối năm khi cầu USD tăng lên.

Hiện thông tin mới nhất tác động tới tỉ giá là con số kim ngạch xuất – nhập khẩu tháng 7 chiều ngày 26.7. Theo con số của Tổng cục Thống kê, xuất khẩu tháng 7 ước đạt 5,8 tỉ  USD, nhập khẩu 6,95 tỉ  USD.

Và như vậy nhập, siêu tháng này có thể lên đến 1,15 tỉ  USD. Nhập khẩu giảm nhưng nhập siêu vẫn tăng là do (so với tháng trước) mức giảm của nhập khẩu (0,11 tỉ USD) ít hơn mức giảm của xuất khẩu là 0,52 tỉ USD. Nói cách khác, xét trên cán cân xuất - nhập khẩu thì nguồn chi tuy có giảm, nhưng nguồn thu lại giảm nhiều hơn.

Hiện các nhận định về diễn biến tỉ giá giữa USD và VND trong ngắn và trung hạn đều cho rằng tỉ giá VND/USD sẽ chịu thêm áp lực. Trong bản đánh giá về thị trường trái phiếu tuần thứ ba của tháng 7, CTCK HSC cho rằng, thời gian cao điểm của việc đáo hạn các khoản nợ ngoại tệ trong quý III sẽ tiếp tục là nhân tố tác động chính đến việc tỉ giá tăng cao trong trung hạn.

Tuy nhiên, mặc dù đã chịu nhiều áp lực trong những tuần gần đây, nhưng thế cân bằng cung-cầu “mong manh” này vẫn chưa bị phá vỡ. “Chúng tôi cho rằng VND từ nay cho tới cuối năm sẽ không bị trượt giá quá 0,8%”. Nói cách khác, HSC vẫn giữ nguyên dự báo về mức trượt giá so với USD của VND là 4,22%; trong đó, VND đã trượt giá 3,4% trong tháng 2 vừa qua. Tuy nhiên, ông Nguyễn Tấn Thắng - chuyên gia kinh tế của HSC - cho rằng, nhu cầu ngoại tệ sẽ tăng trong những tháng tới, nhưng xu hướng này sẽ không chỉ diễn ra một chiều.

Nhiều DNNN lớn như Petro Vietnam, Tập đoàn Điện lực VN, Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản VN có kế hoạch bán 1 tỉ USD trái phiếu quốc tế. Bên cạnh đó, vốn đầu tư gián tiếp cũng như kiều hối đạt cao hơn trong năm nay. Tuy nhiên, về dài hạn, theo HSC, VND sẽ trượt giá bình quân 5%/năm cho tới khoảng năm 2014, là thời điểm, theo HSC, tình trạng thâm hụt thương mại có khả năng sẽ chấm dứt.

Từ ngắn cho tới trung hạn, các NH và các Cty sẽ tiếp tục tích trữ USD để đáp ứng cho nhu cầu ngoại tệ tăng vào quý II và IV. Nhu cầu ngoại tệ tăng lên này cùng với sự phản ứng tâm lý thái quá của một số đối tượng trên thị trường có khả năng sẽ không ngừng tạo áp lực lên tỉ giá.

Do đó, ông Thắng cho rằng tỉ  giá sẽ tiếp tục vượt biên độ quy định và “phải thừa nhận rằng có một chút lo ngại về thâm hụt thương mại kể từ thời điểm hiện tại, do không có sự xuất khẩu vàng và trên thực tế có thể sẽ có sự nhập khẩu vàng trong tương lai”.

USD tự do tăng nhẹ

Ngày 27.7, giá USD trên thị trường tự do tại Hà Nội gần như không có nhiều thay đổi so với ngày hôm trước khi được giao dịch ở mức 19.180 – 19.210VND/USD cuối chiều. Buổi sáng cùng ngày, các giao dịch được thực hiện quanh mức 19.180 – 19.200VND/USD, ngang mức giá ngày 26.7 và cao hơn khoảng 10VND/USD so với cuối tuần trước. Trong khi đó, tỉ giá VND/USD được niêm yết tại các NHTM vẫn chưa có sự điều chỉnh nào khi mức giá bán ra được niêm yết ở mức trần và sát trần cho phép. Vietcombank ngày 27.7 vẫn duy trì giá USD ở mức 19.090 – 19.095 đồng/USD mua vào và bán ra. Tỉ giá này tại Vietinbank cùng ngày là 19.095 – 19.100VND/USD, tại Sacombank là 19.000 – 19.020 – 19.100VND/USD đối với giao dịch mua vào tiền mặt- chuyển khoản và bán ra.   

(Báo Lao Động)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Nợ nước ngoài của Việt Nam: Những con số mới nhất
  • Giải pháp thời "hậu khủng hoảng": Chiến lược tài khóa hợp lý để củng cố sự phục hồi kinh tế
  • Đô thị quá tải vì sức hút nhập cư
  • ADB: Việt Nam trên đà đạt tốc độ tăng trưởng 6,5%
  • Thị trường BĐS, phân khúc nào đắt khách?
  • Dấu hiệu tảng băng trôi
  • Bồ Đào Nha được lợi từ dự trữ vàng?
  • Phát triển nhà ở xã hội: Cửa rộng, vẫn ít người vào
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!