Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thị trường BĐS, phân khúc nào đắt khách?

Trong nền kinh tế Việt Nam, BĐS luôn là lĩnh vực chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn đầu tư của NĐT nước ngoài. Trong 5 tháng đầu năm 2010, nguồn vốn nước ngoài đầu tư kinh doanh BĐS là 1,28 tỷ USD, chiếm 17% tổng vốn FDI vào Việt Nam. Tuy nhiên, không phải phân khúc nào trên thị trường BĐS cũng có cơ hội như nhau.

Triển vọng phân khúc sản phẩm trung cấp, BĐS du lịch

Năm 2010, nền kinh tế bắt đầu tăng trưởng trở lại nhưng vẫn phải đối mặt với không ít khó khăn, do đó, lực cầu với BĐS dù lớn nhưng không tăng mạnh như các năm trước. Sự bùng nổ của thị trường năm 2008 và gói kích thích kinh tế của Chính phủ trong năm 2009 đã khiến hàng loạt dự án BĐS được triển khai, nhất là các sản phẩm thuộc phân khúc thị trường cao cấp và điểm rơi nguồn cung lại rất nhiều trong năm 2010. Vì vậy, quan hệ cung - cầu trên thị trường trở nên mất cân đối, sự phát triển lệch pha dẫn đến cung dư thừa mạnh trên các phân khúc nhà ở cao cấp, văn phòng cho thuê, đất nền dự án…, làm cho giao dịch trở nên trầm lắng.

Ngược lại, các phân khúc nhà ở trung cấp, mặt bằng bán lẻ, BĐS du lịch vẫn có nhiều triển vọng. Trước tiên, nhu cầu từ phân khúc này rất lớn do áp lực tăng dân số, mật độ dân số Việt Nam gấp đôi châu Á, gấp trên 5 lần thế giới. Ngoài ra, việc dịch chuyển dân số cơ học từ nông thôn sang các đô thị lớn cũng tạo ra một lượng cầu khá lớn cho phân khúc thị trường này.

Một lý do khác có thể khiến nhu cầu tăng cao hơn là mức tăng trưởng tín dụng những tháng cuối năm được kỳ vọng sẽ tăng đáng kể. Bởi tính đến tháng 6, mức tăng trưởng tín dụng chỉ đạt trên 10%, trong khi mục tiêu cả năm là 25%. Và những phân khúc thị trường này dễ dàng tiếp xúc với vốn vay nhất.

Trong khi lực cầu lớn lại có xu hướng gia tăng nhanh thì nguồn cung dường như chững lại. Thực tế, phân khúc nhà ở trung cấp không nhận được nhiều sự quan tâm của các NĐT cho đến năm 2009, các dự án triển khai nhanh có thể bung hàng trong năm 2010 vẫn còn khá hạn chế về số lượng. Ngoài ra, tại phân khúc này, giá bán là nhân tố hết sức nhạy cảm, do các dự án mới sẽ được đưa ra khá hạn chế nên cũng phần nào hạn chế bớt nguồn cung.

Tốc độ tăng trưởng ngành du lịch của Việt Nam luôn duy trì ở mức cao hơn 10%. Ngoài ra, năm 2010 còn đặc biệt tiềm năng với BĐS du lịch nhờ Đại lễ 1.000 năm Thăng Long và chiến lược đẩy mạnh phát triển công nghiệp du lịch của Chính phủ. Đây là một động lực khá lớn cho lĩnh vực BĐS du lịch phát triển.

Lợi thế nào cho các DN BĐS Vũng Tàu?

Tốc độ tăng trưởng GDP trung bình tính theo năm của Vũng Tàu giai đoạn 2006 - 2010 đạt 11,32% (nếu không tính dầu khí) và tốc độ tăng trưởng này sẽ được duy trì cho đến năm 2020. Tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh sẽ là động lực cho lĩnh vực BĐS phát triển mạnh, vì đây được coi là lĩnh vực đầu tàu, tạo cơ sở cho cách lĩnh vực khác phát triển.

Điểm đáng chú ý là sự chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng thúc đẩy phát triển nhanh khu vực dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ du lịch. Dự kiến, năm 2010, cơ cấu công nghiệp và xây dựng chiếm 58,04%, du lịch 38,07%; sau đó thay đổi tương ứng là 53,23% và 44,77% trong năm 2010 (cơ cấu này chưa tính đến lĩnh vực dầu khí). Như vậy, rõ ràng các dịch vụ về du lịch, trong đó phải kể đến khách sạn, trung tâm thương mại, giải trí sẽ có nhiều lợi thế.

Hệ thống giao thông không ngừng được hoàn thiện nhằm tăng cường khả năng kết nối với TP. HCM, các khu công nghiệp lân cận. Xây dựng Sân bay Vũng Tàu, nâng cấp Sân bay Cỏ Ống cho loại máy bay 150 chỗ có thể lên xuống; xây dựng tuyến đường sắt Biên Hòa - Vũng Tàu, tuyến đường bộ cao tốc Vũng Tàu - TP. HCM, nâng cấp mở rộng Quốc lộ 51…

Như vậy, các DN có nhiều quỹ đất giá rẻ và những vị trí gần biển để có thể hướng vào phân khúc đang được thị trường ưa chuộng sẽ là một lợi thế rất lớn.

CTCP Xây lắp và Địa ốc Vũng Tàu (VRC) dự kiến niêm yết cổ phiếu trên sàn HOSE vào ngày 26/7 là đơn vị hội tụ khá nhiều yếu tố thuận lợi, đặt trong bối cảnh thị trường BĐS năm 2010 cũng như những năm tiếp theo. Công ty hiện đang có quỹ đất khá lớn như dự án khu nhà ở tại phường Phú Thuận, quận 7, TP. HCM với diện tích 6,7 héc-ta; khá nhiều vị trí đắc địa gần biển như lô đất 172 Hoàng Hoa Thám với dự án tổ hợp khách sạn - chung cư cao cấp, lô đất gần 1.000 m2 tại bãi sau TP. Vũng Tàu, lô đất 165 Thuỳ Vân xây dựng chung cư 22 tầng… Công ty còn quản lý 176.641 m2 đất tại bãi biển Thuỳ Vân, đây là cơ sở để VRC có thể đưa các dự án, dịch vụ du lịch đi vào hoạt động hiệu quả. Ngoài ra, Công ty cũng đang thực hiện xây dựng Dự án trung tâm thương mại, huyện Tân Thành; Dự án chợ và khu phố chợ huyện Xuyên Mộc.

(Đầu tư Chứng khoán điện tử)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!