Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cẩn trọng với lách trần lãi suất huy động (kỳ 2)

Theo một chuyên gia ngân hàng có nhiều năm làm việc ở nước ngoài, ở phần lớn các quốc gia khác trên thế giới, hợp đồng nói chung và hợp đồng uỷ thác nói riêng được soạn thảo rất chặt chẽ, rõ ràng và tất cả các ngân hàng trong quốc gia đó dùng chung một mẫu hợp đồng. Nhưng ở Việt Nam, hợp đồng uỷ thác của mỗi ngân hàng được soạn thảo theo một kiểu riêng. Nhìn chung, có 2 điểm chính sẽ gây bất lợi cho người gửi tiền.

Bài 2: Hợp đồng uỷ thác, không sai luật nhưng…


Thứ nhất, trong hợp đồng uỷ thác không nói đến bảo hiểm tiền gửi. Theo vị chuyên gia trên, tiền gửi của khách hàng trong các ngân hàng trên thế giới và ngay cả Việt Nam cũng được Chính phủ bảo hiểm qua bảo hiểm tiền gửi. Cụ thể, tại điểm 29, Mục VI, Thông tư 03/2006/TT-NHNN ngày 25/4/2006 của Ngân hàng Nhà nước về việc hướng dẫn một số nội dung tại Nghị định số 89/1999/NĐ-CP ngày 01/9/1999 về bảo hiểm tiền gửi và Nghị định số 109/2005/NĐ-CP ngày 24/8/2005 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 89/1999/NĐ-CP ghi rõ mức tiền tối đa mà một người gửi tiền tại một tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi được Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam chi trả là 50 triệu đồng (gồm cả gốc và lãi)…

Do vậy, có thể số tiền gửi thông qua những hợp đồng uỷ thác này không được bảo hiểm như những sổ tiết kiệm thông thường mặc dù số tiền được bảo hiểm của Việt Nam khá thấp, chỉ 50 triệu đồng.

Thứ hai, hợp đồng uỷ thác này nói đến Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam để giải quyết những tranh chấp phát sinh giữa hai bên. Thông thường, trong các hợp đồng bao giờ cũng có một phần với tên gọi là "Định nghĩa" nhằm giải thích những từ viết tắt hay những chú thích chi tiết, cụ thể về một vấn đề nào đó. Nhưng trong hợp đồng uỷ thác, Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam không có phần định nghĩa để công bố địa chỉ chi tiết liên lạc của trung tâm. Điều này thể hiện sự mập mờ của hợp đồng uỷ thác.

Theo vị chuyên gia trên, điều quan trọng hơn cả là khách hàng sẽ bất lợi nếu giải quyết tranh chấp tại Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam mà không phải là toà án. Bởi khi những tranh chấp dạng này được đưa ra toà, toà án thường nghiêng về phía cá nhân, được xem là chịu thiệt thòi.

Một vấn đề cũng không kém phần quan trọng mà các khách hàng phải lưu ý khi đặt bút ký những hợp đồng uỷ thác này là, Ngân hàng Nhà nước vừa yêu cầu các ngân hàng lớn ngừng hoạt động ủy thác đầu tư, đồng thời thu hồi dần các khoản ủy thác lách luật. Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước cũng sẽ sửa đổi quy chế và đưa quy định riêng về ủy thác cho vay và đầu tư. Mục tiêu chủ yếu của Ngân hàng Nhà nước là không khuyến khích các hợp đồng uỷ thác giữa doanh nghiệp và ngân hàng chứ không phải là quan hệ giữa cá nhân với ngân hàng.

(Đầu tư Chứng khoán điện tử)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Lãi suất vẫn “xanh vỏ đỏ lòng”
  • Vạ lây từ bất động sản
  • HSBC công bố loạt dự báo về các chỉ tiêu vĩ mô của Việt Nam
  • Thiếu tiền đồng là do… lạm phát
  • Rà soát, cắt giảm vốn đầu tư công: 80.550 tỉ đồng chưa phải con số cuối
  • Chế tài kiểu “linh hoạt”
  • Lãi suất sẽ hạ theo cách nào?
  • Thêm hỗ trợ cho mục tiêu hạ lãi suất
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com