Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Khó khăn lớn nhất là vốn?

Ngân hàng phải có một hệ thống thu nhận, phân tích, đánh giá nhằm đưa ra kịch bản đối phó với khủng hoảng. - tinkinhte.com
Ngân hàng phải có một hệ thống thu nhận, phân tích, đánh giá nhằm đưa ra kịch bản đối phó với khủng hoảng. Ảnh: Đức Thanh
TS Lê Xuân Nghĩa, Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia nhận định, trong năm 2010, với riêng ngành ngân hàng thì khó khăn lớn nhất chính là nguồn vốn.
 
Phát biểu tại buổi tọa đàm “Ngân hàng Việt Nam vượt qua khủng khoảng, hướng đến tương lai” do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)  Chi nhánh TP.HCM phối hợp với Ngân hàng ACB tổ chức vào cuối tuần qua, TS Lê Xuân Nghĩa, Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia nhận định, các trở ngại đối với hoạt động của ngành ngân hàng trong năm 2010 gồm đầu tư khu vực doanh nghiệp và tư nhân giảm, tiêu dùng nội địa và quốc tế phục hồi chậm, tín dụng được thắt chặt, cạnh tranh hàng nhập khẩu tăng mạnh, niềm tin của nhà đầu tư còn yếu...

Cũng theo ông Nghĩa, xét trên phương diện kinh tế vĩ mô, khó khăn nhất trong năm nay vẫn là tỷ giá hối đoái và thanh khoản ngoại tệ, còn đối với riêng ngành ngân hàng thì khó khăn lớn nhất chính là nguồn vốn, song điều này cũng là bình thường, vì với một nền kinh tế bắt đầu phục hồi thì vốn liếng sẽ trở nên khan hiếm. Trước đây, người có vốn không thể đầu tư, kinh doanh, nên gửi tiền vào ngân hàng. Còn nay tình hình đã thay đổi, nhiều người nhìn thấy được cơ hội đầu tư, kinh doanh, nên sẽ rút vốn ra để đầu tư vào những lĩnh vực khác có lợi nhuận cao hơn. Bất động sản sẽ ấm lên và  có thể sẽ phục hồi vào cuối năm nay.

Thị trường chứng khoán cũng sẽ phục hồi và trái phiếu hấp dẫn hơn trước. Vì vậy, tiền gửi vào ngân hàng sẽ ít đi, đó là chưa kể đối với việc khống chế trần lãi suất huy động. 

TS Lê Thẩm Dương, Trưởng khoa Quản trị kinh doanh (Đại học Ngân hàng TP.HCM) nhận định, trong năm 2010, hệ thống ngân hàng thương mại sẽ tiếp tục phải đối mặt với cường độ cạnh tranh ngày càng tăng cao, trong đó, có sự thâm nhập của ngân hàng con 100% vốn nước ngoài với đầy đủ ưu thế về vốn, kinh nghiệm, kỹ năng quản trị, nhân sự, công nghệ...

Mặt khác, theo ông Dương, với cam kết Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), sau 7 năm gia nhâp, ngoài việc cấp phép các hạn chế định lượng được dỡ bỏ, sẽ không còn sự phân biệt giữa ngân hàng trong nước và nước ngoài về số lượng ngân hàng, tổng giá trị giao dịch, số lượng nghiệp vụ, nhân viên ngân hàng, nhận tiền gửi và cho vay cũng như nơi đặt ATM. Chính sự thâm nhập này sẽ làm cho cạnh tranh ngày càng tăng cao, khi các mức độ rủi ro giá cả, tỷ giá, lãi suất cũng tăng lên do các yếu tố từ ngân hàng ngoại mang vào.

Đồng thời, ông Dương cho rằng, bối cảnh kinh tế vĩ mô năm 2010 đang đặt ra không ít yếu tố chưa thuận lợi, cho dù các dấu hiệu của “hậu khủng hoảng” đã có.

“Để giải quyết mục tiêu cân đối vĩ mô lớn là lạm phát và tăng trưởng trong năm 2010, khi mà đầu tư chưa hiệu quả, việc thực thi luật còn kém... thì chắc chắn, các chính sách còn thay đổi linh hoạt, thay đổi nhiều và đôi khi sẽ là đột ngột và khó lường. Trong đó, các công cụ chủ yếu là lãi suất, tỷ giá, thị trường mở, tốc độ tăng trưởng tín dụng, dự trữ bắt buộc, các chỉ tiêu ràng buộc với ngân hàng thương mại. Khi đó, cả ngân hàng lẫn khách hàng đều ở thế khó khăn”, ông Dương nói.

Vậy làm thế nào để vượt qua được khó khăn và thách thức trong hoạt động? Tổng giám đốc Ngân hàng ACB, ông Lý Xuân Hải cho rằng, khủng hoảng chính là cơ hội để phát triển, chúng ta không nên sợ khủng hoảng.

Tuy nhiên, khủng hoảng cần được quản lý thật chặt, phải dự báo được khủng hoảng và có kịch bản đối phó với khủng hoảng thật tốt và kịp thời; cần có tính nhất quán trong hệ thống khi quyết định một chiến lược.

Đồng thời, các doanh nghiệp nói chung và ngân hàng nói riêng phải có một hệ thống thu nhận, phân tích, đánh giá các thông tin nhằm đưa ra kịch bản đối phó với khủng hoảng. Hệ thống cần được tổ chức bộ máy thật mỏng, không quá nhiều cấp lãnh đạo, để thông tin được truyền đạt tới đội ngũ vận hành một cách nhanh chóng và nhất quán.

Và điều hết sức quan trọng là, những người lãnh đạo, phải quyết đoán, uyển chuyển trong việc đưa ra quyết định và đôi khi, phải đưa ra các quyết định phi truyền thống.

(Theo Vân Linh // Báo đầu tư)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Việt Nam 2010: Chứng khoán - Bất động sản - Ngoại hối - Vàng ?
  • Thách thức lớn cho ngân hàng năm nay
  • IMF nhận định kinh tế phục hồi mạnh hơn dự kiến
  • Ngân hàng Thế giới cảnh báo nguy cơ suy thoái kép
  • Còn “cửa” kinh doanh vàng?
  • Đất đấu giá "khan hàng" vì sao?
  • “Đại gia” ngân hàng thao túng thị trường thế nào?
  • Tín dụng 'đen” len vào ngân hàng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!