Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thách thức lớn cho ngân hàng năm nay

Rủi ro chính sách sẽ là thách thức lớn cho ngân hàng rong năm nay. Ảnh: Lê Toàn.

Mặc dù nhận định lạc quan về khả năng phục hồi kinh tế trong năm 2010 và ngành ngân hàng sẽ được hưởng lợi nhiều từ việc phục hồi này, nhưng nhiều chuyên gia cho rằng năm 2010, các ngân hàng vẫn sẽ đối mặt với một rủi ro rất lớn - đó là rủi ro về chính sách.

Trong hội thảo “Ngân hàng Việt Nam vượt qua khủng hoảng, hướng tới tương lai” do Ngân hàng ACB và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức ngày 15-1 vừa qua, tiến sĩ Lê Thẩm Dương từ Đại học Ngân hàng TPHCM cho biết trong 2010 Việt Nam cần giải quyết một loạt các chỉ tiêu vĩ mô về tài chính mà các chỉ tiêu này lại tác động qua lại với nhau

“Cùng một lúc phải giải giải quyết nhiều vấn đề và giải quyết những tồn tại từ năm 2009 để lại nên chắc chắn ngân sách sẽ bị mất cân đối. Nguy cơ lạm phát tiềm ẩn, mất cân đối cán cân thương mại… trong năm 2010 sẽ khiến các ngân hàng thương mại phải chịu rủi ro chính sách cực kỳ cao vì bối cảnh kinh tế thay đổi thì chính sách cũng phải thay đổi theo”, ông Dương nói.

Đồng tình với ông Dương, tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa, Phó chủ tịch Ủy ban giám sát tài chính quốc gia, cho biết năm 2009, sở dĩ Việt Nam đạt được mức tăng trưởng 5,3% là nhờ nhập siêu giảm đáng kể. Nhập siêu giảm đóng góp 1,3% vào GDP năm 2009 và nếu không có sự đóng góp của việc giảm nhập siêu thì GDP thực sự năm 2009 chỉ đạt 4%.

Theo ông Nghĩa, nhập siêu năm 2010 dự báo sẽ tăng từ 20%-25% so với 2009 và sẽ làm giảm trừ vào GDP 1,5%. Chính phủ đặt mục tiêu tăng GDP năm nay là 6,5% nhưng nếu tính cả phần nhập siêu tăng thì thực chất GDP phải tăng đến 8%. Như vậy, là GDP phải tăng gấp đôi năm ngoái và hoàn thành mục tiêu này là chuyện vô cùng khó. “Các nhà hoạch định chính sách cũng không lường trước vấn đề này và nếu GDP phải tăng gấp đôi chứ không phải tăng từ 5,3% lên 6,5% trong năm nay thì các chính sách tài khóa và tiền tệ chắc chắn sẽ khác”, ông nói.

Ông Nghĩa cho biết việc chính sách thay đổi khiến sự khó khăn về thanh khoản không chỉ diễn ra với ngân hàng nhỏ như năm 2008 mà còn ở cả ngân hàng lớn và rất lớn vào cuối năm 2009. “Điều này ảnh hưởng đến thanh khoản của toàn nền kinh tế khiến nhiều doanh nghiệp phải tìm đến thị trường tín dụng bên ngoài và đã đến lúc cần báo động mạnh. Tôi sẽ trực tiếp kiến nghị với Chính phủ có những biện pháp giải quyết triệt để vấn đề này trong thời gian tới”, ông Nghĩa nói.

(Theo Thủy Triều // Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • IMF nhận định kinh tế phục hồi mạnh hơn dự kiến
  • Ngân hàng Thế giới cảnh báo nguy cơ suy thoái kép
  • Còn “cửa” kinh doanh vàng?
  • Đất đấu giá "khan hàng" vì sao?
  • “Đại gia” ngân hàng thao túng thị trường thế nào?
  • Tín dụng 'đen” len vào ngân hàng
  • Thị trường trái phiếu: Đang cần đòn bẩy
  • 4 nguy cơ với tiến trình phục hồi sau khủng hoảng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!